Những vấn đề về sức khỏe có thể khiến cho COVID-19 tồi tệ hơn

Một số người có tiền sử bệnh tật sẽ gặp nhiều rủi ro hơn nếu nhiễm COVID-19, bao gồm những người mắc bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao và hen suyễn.

A wide array of people

A wide array of people with Source: Getty images

Virus tấn công mô phổi và gây viêm, do cách hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với virus.

Trên thế giới, có hơn 70% bệnh nhân COVID-19 cần chăm sóc đặc biệt là vì họ đã mắc một số bệnh trước đó.

Bài viết này liệt kê một số loại bệnh nhạy cảm nhất đối với COVID-19, do mô nội tạng bị suy yếu hoặc hệ miễn dịch bị tổn thương.

Những loại bệnh có sẵn nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân COVID-19 bao gồm: bệnh phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và thận, và tất cả các phương pháp điều trị và thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, như điều trị ung thư hoặc cấy ghép nội tạng.

Hen suyễn

Hen suyễn là một loại bệnh hô hấp do quá nhạy cảm và viêm đường hô hấp, với những triệu chứng như ho, thở khò khè, tức ngực và khó thở. Nó được ước tính ảnh hưởng khoảng 11% dân số Úc. Thổ dân Úc có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn các sắc dân khác. Cơn hen suyễn xảy ra khi có vật gì đó gây kích thích đường thở. Những người mắc bệnh hen suyễn nên cẩn thận vì COVID-19 cũng tấn công đường hô hấp.

Xem thêm thông tin về bệnh hen suyễn (bằng tiếng Anh) tại .

Các bệnh phổi khác

Những loại bệnh phổi phổ biến nhất ngoài hen suyễn tại Úc là: bệnh bụi phổi, bệnh giãn phế quản, xơ nang, khí phế thũng, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, viêm màng phổi, bệnh bụi phổi hô hấp và bệnh lao.

Xem thêm thông tin về bệnh phổi (bằng tiếng Anh) tại .

Bệnh tim

Nghiên cứu toàn cầu cho thấy những người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ tử vong vì COVID-19 cao hơn so với người bình thường, không phải vì họ có nguy cơ nhiễm virus cao hơn, mà vì họ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn. COVID-19 gây ra tình trạng viêm cấp tính của cơ tim dẫn đến chấn thương tim và đau tim.

Một lối sống lành mạnh là rất quan trọng: tập thể dục, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị 150 phút vận động với cường độ vừa phải, hoặc 75 phút vận động với cường độ cao mỗi tuần, hoặc kết hợp cả hai, với những bài tập thể thao tại nhà.

Xem thêm thông tin về bệnh tim mạch (bằng tiếng Anh) tại .

Bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể phải đối mặt với những thách thức bổ sung về sức khỏe. Tổ chức Diabetes Australia khuyến nghị các bệnh nhân nên chủng ngừa cúm, có kế hoạch kiểm soát bệnh tật, và kiểm soát lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị biến chứng nặng do cúm và có nhiều khả năng mắc các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn so với những người không mắc căn bệnh này. Bệnh tiểu đường làm suy giảm phản ứng miễn dịch với virus và nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn trong phổi. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 bị béo phì và béo phì cũng là một yếu tố gây nguy cơ nhiễm trùng nặng.

Xem thêm thông tin về bệnh tiểu đường và COVID-19 (bằng tiếng Anh) tại .

Bệnh gan

Những người mắc viêm gan B hoặc C, hoặc bất kỳ bệnh gan nào khác nên tuân thủ các biện pháp bảo vệ được khuyến nghị cho công chúng. Hãy cảnh giác và làm theo các biện pháp được khuyến nghị để bảo vệ bản thân trước COVID-19. Những người mắc bệnh gan nghiêm trọng được khuyên nên chủng ngừa cúm và bệnh phế cầu khuẩn.

  • Xem thêm thông tin về viêm gan và COVID-19 (bằng tiếng Anh) tại .
  • Xem thêm thông tin về COVID-19 và viêm gan B mãn tính tại .
  • Xem thêm thông tin về COVID-19 và viêm gan C mãn tính tại .

Bệnh thận

Những người mắc bệnh thân nên lưu ý rằng, cũng giống như cúm, họ có nguy cơ mắc các triệu chứng và biến chứng nặng hơn từ coronavirus. COVID-19 có thể ảnh hưởng đến chức năng thận nếu bệnh nhân bị ốm, mất nước hoặc nhiễm trùng thứ cấp.

Xem thêm thông tin về COVID-19 và bệnh thận tại .

Xem kế hoạch kiểm soát bệnh của Kidney Health Australia tại .

Điều trị ung thư

Khi mắc bệnh ung thư, hệ miễn dịch của bệnh nhân có xu hướng yếu đi, và họ nên tiếp tục tuân theo bất kỳ lời khuyên hoặc biện pháp phòng ngừa cụ thể nào được khuyến nghị bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, trong và sau khi điều trị. Họ cần phải ở nhà càng nhiều càng tốt, hạn chế ra ngoài và sử dụng phương tiện giao thông công cộng nếu không cần thiết. Hệ miễn dịch của bệnh nhân cũng ở trong tình trạng tương tự sau khi phẫu thuật cấy ghép nội tạng.

Xem thêm thông tin về những hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư (bằng tiếng Anh) tại .

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 5 May 2020 5:44pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends