Người thiết tha đưa “những linh hồn lang thang” trong cuộc chiến Việt Nam về nhà

Một cựu chiến binh Úc phục vụ trong cuộc chiến Việt Nam và nhóm nhỏ giúp ông đã làm việc không mệt mỏi gần mười năm với niềm tin rằng bản đồ chiến trường có thể giúp xác định địa điểm chôn cất những người Việt chết trận, giúp thân nhân tìm đến và “đưa nhiều linh hồn lang thang hơn về yên nghỉ.

Derrill de Heer

Ông Derrill de Heer và hai người con gái tìm được tông tích người cha chết trận năm xưa... Source: Supplied: Derrill de Heer

Có sáu nhân viên quốc phòng Úc mất tích khi đang làm nhiệm vụ sau chiến tranh Việt Nam nhưng thi thể của họ đã được hồi hương về Úc.

Nhưng phần còn lại của khoảng 300,000 người Việt Nam bị giết trong cuộc chiến này chưa bao giờ được tìm thấy.

Nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, ông Derrill de Heer, người cựu chiến binh Việt Nam tuổi đã hơn “thất tuần” lại tìm thấy một sứ mạng phục vụ mới – lần theo dấu vết của người người Việt đã thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam khi làm nhiệm vụ mà thi thể vẫn còn lưu lạc để giúp đưa hàng trăm ngàn “linh hồn lang thang” này về yên nghỉ.

Ông de Heer cảm thấy Úc có nghĩa vụ phải giúp người Việt tìm kiếm những người đã chết trận trong chiến tranh bằng cách trao đổi tất cả dữ liệu chiến đấu.

“Chính phủ Việt Nam đã giúp Chính phủ Úc và quân đội Úc tìm thấy sáu người mất tích của chúng ta trong khi làm nhiệm vụ,” ông de Heer nói với phóng viên ABC News.

“Chúng tôi đã không cung cấp cho họ thông tin nơi chúng tôi giết người và chôn cất.
Bộ Quốc phòng [Úc] nói rằng họ không có nghĩa vụ pháp lý, nhưng rõ ràng là đó là chuyện mà theo đạo đức hay luân lý thì cần làm.
Cuối cùng, ông de Heer đã cùng nhà sử học quân sự cũng là cựu chiến binh Việt Nam Bob Hall lập thành một nhóm hành động gồm nhiều chuyên gia và các cựu chiến binh Việt Nam khác. Hai người này bắt đầu làm việc dựa trên ý thức chung của họ về một “công việc còn dang dở” và một dự án từ đó ra đời “Chiến dịch những linh hồn lang thang – đưa họ về nhà” ().
May mắn thay dự án này nhận được sự hỗ trợ từ một nhóm nhỏ những người tình nguyện nhẫn nại và chịu khó – trong đó bao gồm vợ cả ông de Heer, bà Christine, một cựu thủ thư. Họ đã dành hơn tám năm để số hóa, đọc lại và phân tích nhật ký chiến tranh được giải mật của Úc có mô tả các trận chiến và chiến trường.

Dữ liệu này sau đó được chuyển đổi trực quan thành bản đồ chiến trường chi tiết.

Người Úc đã tham gia vào hơn 6,000 trận đụng độ trong Chiến tranh Việt Nam, và các bản đồ chiến trường có khả năng cho thấy các khu vực chôn cất của khoảng 3,000 trong số hơn 4,000 người Việt Nam chết trong cuộc chiến.

“Chúng tôi không tự tìm kiếm những ngôi mộ, mà chúng tôi nói cho họ biết vị trí của những ngôi mộ đó,” ông de Heer nói với ABC News.  

“Chúng tôi đã cho họ tham khảo đến các địa điểm này.”
Screen shot of digital map showing Vietnam War battle locations
Screen shot of digital map showing Vietnam War battle locations Source: UNSW Canberra
Hôm nay, thứ Ba, ứng dụng thiết lập bản đồ tương tác mà nhóm ông de Heer đã cố gắng tạo nên trong gần mười năm qua sẽ được trình bày ở Canberra và sau đó là trao cho một phái đoàn ngoại giao quân nhân Việt Nam, đứng đầu là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

“Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể giúp họ,” ông de Heer nói.

Cũng là một phần trong Chiến dịch Linh hồn Lang thang, các cựu chiến binh cũng đã lần theo nhật ký, thư, ảnh và tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam được thu thập từ chiến trường và mang về Úc.

Một số vật phẩm được nhân viên quốc phòng Úc thu thập cho công việc tình báo, những thứ khác được giữ làm kỷ niệm cá nhân.

Trong năm năm qua, ông de Heer và Tiến sĩ Hall đã thực hiện ba chuyến đi Việt Nam để trả lại hơn 300 báu vật cá nhân.
Derrill de Heer served in the Australian Army's Psychological Operations Unit in Vietnam.
Derrill de Heer served in the Australian Army's Psychological Operations Unit in Vietnam. Source: Supplied: Derrill de Heer
Trong Chiến tranh Việt Nam, ông Derrill de Heer chịu trách nhiệm “hạ bệ kẻ thù” bằng cách dùng một cuộn băng cassette tuyên truyền lạnh “nổi gai ốc” gọi là “những Linh hồn Lang thang” (Wandering Souls).

Là một thành viên của Đơn vị Tâm lý chiến trong Quân đội Úc, ông de Heer sẽ phát các bản ghi âm giọng nói – vào vai người Việt Nam đã chết – trên khắp các chiến trường vào ban đêm.

“Giọng nói này sẽ xuyên qua rừng rậm và họ sẽ nghe thấy: ‘Ba ơi, ba ở đâu? Con bị thương và con đang lang thang’,” ông de Heer kể về công việc nhiều chục năm trước.

“Ý tưởng là làm mất tinh thần của kẻ thù, để khiến họ quay trở lại chính phủ theo một chương trình ân xá.”
Nay đã 75 tuổi, ông de Heer không có kế hoạch nghỉ hưu từ dự án tiêu tốn rất nhiều công sức của mình.

Không dừng lại ở dữ liệu ở Úc, ông lại đang cặm cụi làm việc với các dữ liệu từ các hồ sơ quân sự Mỹ được giải mật, bao gồm khoảng 900,000 các cuộc đụng độ trong chiến tranh.

Trong tương lai gần, ông de Heer cho biết, ông muốn trở về Việt Nam để dạy chính quyền địa phương cách sử dụng các công cụ lập bản đồ, để tiếp tục cuộc tìm kiếm những người của họ đã chết khi chiến đấu trong chiến tranh – điều mà ông hy vọng sẽ giúp “đưa nhiều linh hồn lang thang hơn về yên nghỉ”.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 10 September 2019 12:55pm
Updated 10 September 2019 12:57pm

Share this with family and friends