Khoa Nam Tran: Lực sĩ cụt chân vượt lên nghịch cảnh

Giáng sinh năm 2012 là một thời điểm định mệnh đối với Khoa Nam Tran. Anh bị dập nát cả hai chân trong một vụ tai nạn xe hơi. Thế nhưng nghịch cảnh đã không khiến anh chùn bước.

Khoa Nam Tran

After losing his legs in a car accident, Khoa wasn't going to let the pandemic beat him Source: SBS News

Tám năm sau, người đàn ông 37 tuổi này đang suy ngẫm về một chương quan trọng khác trong cuộc đời anh: năm 2020.


Highlights:

  • Khoa Nam Tran bị dập nát cả hai chân trong một tai nạn xe hơi vào năm 2012
  • Anh mở phòng tập thể dục vào năm 2017 để giao lưu, kết bạn và giúp đỡ những người khác
  • Trong thời gian phong toả vì COVID, anh đã đăng những video hướng dẫn luyện tập lên mạng

Xuất thân trong một gia đình tị nạn người Việt, Khoa đã quen với những thử thách. Chiến tranh khiến cha mẹ anh rời bỏ quê hương. Khoa chào đời tại Pháp, và sau đó cả gia đình đến Úc khi anh mới 2 tuổi.

Họ bắt đầu một cuộc sống mới ở Cabramatta, NSW, và sau tai nạn năm 2012, Khoa quyết định biến kinh nghiệm của mình thành một điều gì đó tích cực.
Khoa
Khoa's parents fled Vietnam and he was raised in Sydney. Source: Supplied
Anh mở một phòng tập thể dục vào năm 2017, điều này tạo cơ hội cho anh giao lưu, kết bạn và giúp đỡ người khác trong một môi trường lành mạnh.

“Kể từ khi bị tai nạn, mục tiêu chính của tôi là giúp đỡ những người cảm thấy như họ không còn nơi nào khác để đi,” anh nói.

“Họ có thể nhìn lại và nói, ‘Nếu một chàng trai không có chân có thể mỉm cười mọi lúc, thì có lẽ tôi cũng nên làm như vậy’.”
Nhưng vào tháng Ba năm nay, chính phủ Úc tuyên bố đóng cửa tất cả các dịch vụ “không thiết yếu” do đại dịch coronavirus, bao gồm các phòng tập thể dục.

“Thật khó để duy trì trạng thái tích cực vì nguồn thu nhập của tôi đã không còn, và tôi không biết phải làm gì nếu tình huống xấu nhất xảy ra và tôi mất công việc kinh doanh,” anh nói.

Phòng tập đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của Khoa.

“Nó giúp tôi tự tin ở giai đoạn đầu của quá trình cắt cụt chân, và tôi biết rằng nếu tôi mở cửa cho những người khác trải nghiệm điều tương tự, tôi có thể giúp thay đổi một chút cuộc sống của họ.”

Anh biết rằng mình phải tiếp tục, vì vậy anh đã nghĩ ra một kế hoạch.
Khoa
Khoa's gym business helped him get his life back on track. Source: Supplied
“Khi chúng tôi đóng cửa, phương tiện truyền thông hiệu quả duy nhất là mạng xã hội. Vì vậy, tôi đã duy trì kết nối đó bằng cách đăng các bài tập cho mọi người,” anh nói.

“Tôi đã phối hợp cùng các huấn luyện viên cá nhân để tạo video cho mọi người tập luyện tại nhà mà không cần dụng cụ, và tôi đã mở các lớp học trực tuyến hàng tuần trên Facebook.”

Kế hoạch tỏ ra hiệu quả, nhưng Khoa biết có một yếu tố quan trọng khác cần xem xét. Khi các doanh nghiệp trên khắp nước Úc đóng cửa, mọi người, bao gồm Khoa, phải vật lộn với tình trạng sức khỏe tâm thần của mình.

“Khi nghĩ đến phòng tập thể dục, mọi người nghĩ về khía cạnh thể chất của mọi thứ, nhưng khía cạnh tinh thần còn quan trọng hơn,” anh nói.
Khi tôi quyết định tập thể dục, đó là nhằm giao tiếp với người khác, để ra khỏi nhà và lấy lại sự tự tin của tôi, để có mặt trong thế giới thực.
“Tôi là kiểu người hướng ngoại và gắn kết với tất cả các thành viên. Tôi thường cười nói và quên cả việc tập luyện, nhưng khi mọi thứ chấm dứt, tôi đã ở nhà trong hai tháng.

“Rất may, mạng xã hội đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần; để duy trì kết nối, cập nhật những gì đang diễn ra trên khắp thế giới. Điều đó giúp tôi ổn định tâm lý.”

Khoa đã quyết định sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình để nói về sức khỏe tâm thần và tham gia vào thử thách chống đẩy Push-Up Challenge – một chiến dịch từ thiện đã quyên góp được hơn 5 triệu đô la.

Những người tham gia phải hoàn thành 3.318 lần chống đẩy trong 25 ngày.
“Tôi thường xuyên đăng bài để cho mọi người thấy rằng chúng ta vẫn có thể tiếp tục tập thể dục,” Khoa nói.

“Push-Up Challenge là một sáng kiến ​​tuyệt vời ... họ đã quyên góp được hàng triệu đô la cho những người đàn ông bị trầm cảm.”

Mặc dù một số thành viên phòng tập của Khoa đã thôi tập, những người khác thì tạm ngừng một thời gian. Vào tháng Sáu, chính phủ thông báo các phòng tập thể dục ở New South Wales có thể mở cửa trở lại, với các hạn chế được áp dụng.

“Điều đó khiến tôi vô cùng nhẹ nhõm,” anh nói.

Khoa cho biết anh sẽ nhớ mãi những bài học mà anh học được trong năm 2020.

“Ngay cả khi chúng ta đang trải qua những giai đoạn khó khăn, chúng ta cần phải nhìn vào mặt tích cực.”

A Year Like No Other là một chương trình hợp tác giữa SBS News với Đại học Kỹ thuật Sydney, bao gồm những bài báo do sinh viên ngành báo chí viết.

Cassie Darcy sống tại Sydney. Cô tốt nghiệp Cử nhân Truyền thông (Báo chí) vào năm 2020 và sẽ làm việc trong ngành truyền thông vào năm 2021. Cô đã làm một bộ phim tài liệu về Khoa mà quý vị có thể xem bên dưới.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 24 December 2020 10:51pm
Updated 12 August 2022 3:03pm
By Cassie Darcy, Đăng Trình

Share this with family and friends