Explainer

Lừa đảo việc làm đang gia tăng. Đây là cách bạn có thể tự bảo vệ mình

Người nhập cư dễ trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo việc làm, do không hiểu rõ quy trình tuyển dụng và quyền lợi của người lao động tại Úc.

A woman sits on a staircase and looks into her smartphone

Employment scams may take many forms, but there are several tell-tale signs. Source: Getty / Mika Volkmann

Trong kỷ nguyên số, thị trường việc làm ngày càng trở nên cạnh tranh và khó điều hướng. Theo Nha Thống kê Úc, số lượng vị trí tuyển dụng đã giảm 6,1% trong giai đoạn từ tháng 11/2023 đến tháng 2/2024. Mỗi cú nhấp chuột vào quảng cáo việc làm có thể mở ra những cơ hội tuyệt vời, hoặc đẩy người tìm việc vào những cái bẫy tinh vi trên mạng.

Theo phúc trình Targeting Scams mới nhất, thiệt hại do lừa đảo được trình báo tại Úc đã giảm 13,1% – xuống còn 2,74 tỷ đô la trong năm 2023. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên mất cảnh giác. Những kẻ lừa đảo liên tục cải tiến kỹ thuật và mở rộng phạm vi tiếp cận của chúng.

Đặc biệt đáng báo động là số lượng các vụ lừa đảo việc làm (còn được gọi là lừa đảo tuyển dụng). Những trò lừa đảo này nằm trong số 10 hình thức lừa đảo phổ biến nhất năm 2023, với mức thiệt hại tài chính tăng 150% so với năm trước.

Lừa đảo việc làm là gì?

Những kẻ lừa đảo việc làm thu hút nạn nhân bằng cách hứa hẹn những công việc không có thật, đòi hỏi ít nỗ lực nhưng lại được trả lương cao, hoặc thậm chí một “công việc mơ ước” tại một công ty mà chúng đang mạo danh. Mục tiêu cuối cùng là lấy tiền hoặc thông tin cá nhân từ các nạn nhân.

Có nhiều hình thức lừa đảo việc làm, nhưng chúng thường có một số dấu hiệu nhận biết như sau.

Những kẻ lừa đảo sử dụng mạng xã hội, email, ứng dụng trò chuyện được mã hóa (ví dụ như WhatsApp hoặc Telegram), điện thoại hoặc thậm chí các trang web tìm việc để quảng cáo các công việc không có thật.
Screenshot of a text message offering easy work testing apps with an hourly salary up to $200.
An example of a job scam sent through a text message. Source: The Conversation
Chúng cũng có thể mạo danh các nhà tuyển dụng để thực hiện các cuộc phỏng vấn ứng cử viên tiềm năng.
A text saying a company has flexible job openings and asking if they can share more information.
An example of a job scam impersonating a recruiter from a legitimate company. Source: The Conversation
Đối với một số công việc, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân trả trước một số chi phí để giữ chỗ, trả tiền giới thiệu việc làm, hoặc mua các sản phẩm không tồn tại. Ngay khi nhận được tiền, kẻ lừa đảo sẽ biến mất.

Đôi khi, những kẻ lừa đảo hứa hẹn trả mức hoa hồng cao nếu nạn nhân sử dụng tài khoản ngân hàng của chính họ để chuyển tiền vào tài khoản nước ngoài, sàn giao dịch tiền điện tử hoặc thẻ quà tặng. Đây có thể là hoạt động rửa tiền.

Tuỳ thuộc vào hình thức lừa đảo việc làm, bọn tội phạm thậm chí còn có thể tiếp cận với những thông tin nhạy cảm như số hộ chiếu, bằng lái xe và các thông tin cá nhân khác. Điều này khiến bạn có nguy cơ bị đánh cắp danh tính.

Những ai dễ bị lừa đảo việc làm?

Những kẻ lừa đảo nhắm mục tiêu vào nạn nhân dựa trên hành vi trực tuyến, tình hình tài chính, nhu cầu và tính cách.

Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng ở Úc đang tạo nên mảnh đất màu mỡ cho các vụ lừa đảo việc làm. Những người đang cần việc làm, những người thất nghiệp trong thời gian dài và những người muốn kiếm thêm thu nhập thông qua công việc bán thời gian (thường là từ xa) đều có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo này.

Các nạn nhân bị thúc đẩy bởi nhu cầu tài chính và sẽ dễ dàng bỏ qua hoặc không nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm. Sinh viên đại học và sinh viên mới ra trường đang tìm kiếm kinh nghiệm cũng ngày càng trở thành mục tiêu.

Người nhập cư dễ trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo việc làm, do không hiểu rõ quy trình tuyển dụng và quyền lợi của người lao động tại Úc.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, lừa đảo việc làm thậm chí có thể dẫn đến hành vi buôn người quốc tế, như vụ việc ở Campuchia hồi năm ngoái, các nạn nhân bị nhốt trong các khu nhà, bị tịch thu hộ chiếu và được đào tạo để đi lừa người khác. Những kẻ bắt giữ chỉ thả nạn nhân khi nhận được tiền chuộc.

Làm thế nào để tránh bị lừa đảo việc làm?

Sau đây là một số cách bảo vệ bạn khỏi bị lừa đảo việc làm:
  • Chỉ sử dụng các trang tuyển dụng và mạng lưới việc làm hợp pháp, chẳng hạn như LinkedIn xác minh cácnhà tuyển dụng bằng huy hiệu hiển thị trên hồ sơ của họ.
  • Kiểm tra quảng cáo việc làm một cách cẩn thận. Tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia đáng tin cậy.
  • Không trả lời các email hoặc tin nhắn cung cấp cơ hội việc làm với mức lương “khó tin”.
  • Kiểm tra trang web chính thức của công ty, đọc các trang đánh giá đáng tin cậy, gọi điện hoặc thậm chí ghé thăm công ty tuyển dụng.
  • Tránh cung cấp thông tin cá nhân bao gồm hộ chiếu, bằng lái xe, số Medicare hoặc thông tin tài chính (số tài khoản ngân hàng hoặc PayID) trong quá trình tìm việc.
  • Không trả bất kỳ loại phí nào như phí đào tạo, thiết bị hoặc phần mềm như một điều kiện để được tuyển dụng.
  • Không nhận hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng của bạn thay mặt cho người khác để nhận hoa hồng.
  • Nếu bạn gặp phải bất kỳ hành vi lừa đảo việc làm nào, hãy trình báo cho trang web Scamwatch.
Dimitrios Salampasis là trưởng nhóm năng lực FinTech kiêm giảng viên cao cấp về công nghệ mới nổi và FinTech tại Đại học Công nghệ Swinburne.

Share
Published 15 May 2024 11:57am
By Dimitrios Salampasis
Presented by Đăng Trình
Source: The Conversation


Share this with family and friends