Hồng Kông bắt giữ 53 nhà hoạt động dân chủ vì âm mưu ‘lật đổ’ chính quyền

Vụ bắt giữ hàng loạt có liên quan đến một cuộc bỏ phiếu được tổ chức độc lập và không ràng buộc hồi tháng Bảy năm ngoái, nhằm chọn ra các ứng cử viên đối lập cho cuộc bầu cử lập pháp mà nay đã bị hoãn.

Pro-democracy activists elected from unofficial pro-democracy primaries, including Joshua Wong, left, attend a press conference in Hong Kong on 15 July, 2020.

Pro-democracy activists elected from unofficial pro-democracy primaries, including Joshua Wong, left, attend a press conference in Hong Kong on 15 July, 2020. Source: AP

Cảnh sát Hồng Kông đã . Giới hữu trách nói rằng cuộc bỏ phiếu không chính thức năm ngoái để chọn ứng viên đối lập trong cuộc bầu cử thành phố là một phần của kế hoạch “lật đổ” chính phủ.

Nhiều nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng nhất Hồng Kông đã bị bắt trong cuộc đàn áp lớn nhất kể từ khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới vào tháng 6/2020.

Khoảng 1,000 cảnh sát đã tham gia các cuộc bố ráp, bao gồm khám xét văn phòng của một chuyên viên thăm dò ý kiến ​​và một công ty luật.

Bộ trưởng An ninh John Lee cho biết nhóm này đã lên kế hoạch gây “thiệt hại nghiêm trọng” cho xã hội, và chính phủ sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành vi lật đổ nào.

“Chiến dịch hôm nay nhắm vào các phần tử tích cực bị nghi ngờ có liên quan đến tội lật đổ hoặc can thiệp, nhằm phá hoại việc thực thi nhiệm vụ hợp pháp của chính quyền Hồng Kông,” ông Lee nói với các phóng viên.
Banners of a pro-democracy candidate Joshua Wong outside a subway station in Hong Kong last July, in an unofficial "primary" ahead of legislative elections.
Banners of a pro-democracy candidate Joshua Wong outside a subway station in Hong Kong last July, in an unofficial "primary" ahead of legislative elections. Source: AP
Các vụ bắt giữ cho thấy Hồng Kông đang nhanh chóng chuyển hướng sang một chế độ độc tài.

Cuộc thanh trừng dựa trên luật an ninh quốc gia tháng 6/2020, mà các nhà phê bình cho rằng đã phá hủy các quyền tự do được cam kết khi Anh quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997.

Người được ông Joe Biden chọn làm Ngoại trưởng tiếp theo của Hoa Kỳ, ông Antony Blinken, viết trên Twitter rằng các vụ bắt giữ là "một cuộc tấn công đối với những người dũng cảm vận động cho quyền phổ quát của con người”.
Văn phòng đại diện hàng đầu của Bắc Kinh tại Hồng Kông cho biết trong một tuyên bố rằng họ kiên quyết ủng hộ các vụ bắt giữ. 

Các thành viên của phe dân chủ đã tổ chức một cuộc họp báo để kêu gọi thả các “tù nhân chính trị”.

Cảnh sát không nêu tên những người bị bắt, nhưng danh tính của họ đã được tiết lộ qua các tài khoản mạng xã hội và tổ chức đại diện, bao gồm các nhà lập pháp và nhà hoạt động dân chủ, trong đó có James To, Lam Cheuk-ting, Benny Tai và Lester Shum.

Maya Wang, nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết các cuộc truy quét và bắt giữ cho thấy giới chức Trung Quốc hiện đang “xóa bỏ lớp vỏ dân chủ còn sót lại trong thành phố”.

Chính phủ Đài Loan cho biết họ đã “bị sốc” trước vụ bắt giữ, và nói rằng Hồng Kông đã thay đổi từ “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Địa ngục Viễn Đông”.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 7 January 2021 4:28pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends