Hoàn trả hơn $40 triệu đôla tiền lương cho những công nhân Úc dễ bị hiếp đáp

Hơn $40 triệu đô la tiền lương bị đánh cắp hoặc bị thất lạc đã được trả lại cho công nhân Úc trong năm tài chánh vừa qua nhờ nỗ lực của Fair Work Ombudsman, đánh dấu mức tổng thu hồi tiền lương cao nhất trong lịch sử.

Un hombre regala dinero a trabajadores esperando en fila frente a un Centrelink en Melbourne

Un hombre regala dinero a trabajadores esperando en fila frente a un Centrelink en Melbourne Source: AAP Image/Dan Peled

Theo dữ liệu từ báo cáo tài chính 2018-19 mà Tổ chức Thanh tra Công bằng nơi làm việc Fair Work Ombudsman (FWO) vừa công bố hôm nay, hơn 18,000 công nhân Úc đã lấy lại được phần lương thuộc về họ mà bấy lâu nay chủ nhân của họ đang cố giữ .

Trong 12 tháng qua, hơn 29,000 tranh chấp tiền lương giữa công nhân và doanh nghiệp đã được giải quyết trong khi trang mạng chính thức của FWO có mức truy cập đáng kinh ngạc 17.8 triệu lượt ghé thăm và tổng đài nhận 380,000 cuộc gọi từ các công nhân với các câu hỏi về sự bất thưởng trong tiền lương và điều kiện làm việc của họ.

Cũng trong 12 tháng qua, hình phạt nặng nhất đối với một nhà nhân dụng được áp dụng với công ty công nghệ Macquarie Group có trụ sở tại Brisbane với số tiền phạt $105,000. Thanh tra của FWO tìm thấy chủ sở hữu của công ty này, ông Paul Wallace đã không tuân thủ lệnh phục vụ của tòa án trong việc bồi thường cho một nhân viên đã bị sa thải một cách bất công.

Các chiến thắng khác của FWO bao gồm các hình phạt áp dụng cho 18 chủ sở hữu nhượng quyền của Subway, theo sau một cuộc điều tra cho thấy mô hình nhượng quyền bánh mì sandwich này đã nợ 167 nhân viên hơn $81,000 đô la tiền lương của họ.

Thanh tra của Fair Work, bà Sandra Parker cho biết bà suy nghĩ rất nhiều trước số lượng công nhân đã sử dụng các dịch vụ của FWO để bảo đảm rằng họ được trả lương công bằng.

“Tôi vô cùng hãnh diện về công việc của cơ quan giải quyết tranh chấp việc làm trong suốt cả năm, nỗ lực này đã giúp trả lại tiền lương cho người lao động và giữ mối quan hệ việc làm nguyên vẹn,” bà Parker nói.

Bà Parker cho biết cho biết hơn một nửa các vụ kiện đã đệ trình, liên quan đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực thức ăn nhanh, nhà hàng và quán cà phê, và Ombudsman đã thu hơn $1.6 triệu đô la tiền phạt từ nhóm các doanh nghiệp này.

“Theo thứ tự ưu tiên của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc quan trọng của mình là giáo dục các nhà nhân dụng và công nhân, nhắm mục tiêu vào các ngành có rủi ro cao, bảo vệ người lao động dễ bị hiếp đáp, và cải thiện sự tuân thủ quy tắc tại các nơi làm việc trên toàn nước Úc vào năm tới.”

Cảnh báo của bà Parker được đưa ra sau khi các nhà hàng cao cấp bị điều tra bởi các chuyên viên của Fair Work, nhiều người biết đến nhất là trường hợp đầu bếp nổi tiếng George Calombaris đã phải trả lại $8 triệu đô la tiền lương cho hàng trăm nhân viên hiện tại và trước đây.

Báo cáo thường niên của FWO cho biết môi trường làm việc thay đổi “làm tăng cơ hội cho nhữngnhà nhân dụng vô đạo đức trốn tránh sự phát hiện, đặc biệt là trong khi thuê mướn những người lao động dễ bị hiếp đáp”.

“Chúng tôi kêu gọi các nhà nhân dụng hãy tích cực kiểm tra xem họ đang trả lương cho nhân viên của mình có chính xác không, và truy cập các tài nguyên miễn phí của chúng tôi để được giúp đỡ. Chúng tôi sẽ có hành động dùng công lực chống lại những chủ nhân vi phạm pháp luật.”

Các thanh tra viên của FWO, những người đã tiến hàng hàng loạt các kiểm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp, đã ban hành hơn $479,000 đô la tiền phạt cho các doanh nghiệp không giữ hồ sơ đầy đủ hoặc không cung cấp phiếu lương đầy đủ.

Các ngành được nhắm mục tiêu nhiều là cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê và nhà hàng, trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo vệ lao động di dân dễ bị hiếp đáp để họ không bị bóc lột.

Trong năm tài chính vừa qua, hơn 16,000 báo cáo ẩn danh đã được gửi tới cho FWO, bao gồm hơn 1200 báo cáo được viết bằng một ngôn ngữ không phải tiếng Anh.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 22 October 2019 5:20pm
Updated 22 October 2019 5:23pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends