Cụ bà người Việt ở Melbourne tử vong do bị hành hung dã man

Bà Lê Ngọc Lệ, 77 tuổi, sống tại St Albans, Melbourne, đã bị hành hung dã man dẫn đến tử vong bởi một phụ nữ có tiền sử bệnh tâm thần và sử dụng ma túy. Việc xảy ra làm dấy lên quan ngại trong cộng đồng về việc những người có tiền sử tâm thần vẫn được sống chung với cộng đồng mà không có biện pháp ngăn chặn.

The alledged attacker of Ms. Le

Source: Nine Network

Bà Lê Ngọc Lệ 77 tuổi, sống tại St Albans, tây Melbourne, vào tối thứ Năm tuần trước khi đang dắt chó đi dạo tại đường Willaton thì bị tấn công.

Bà Lệ được người đi đường phát hiện nằm bất tỉnh trên vũng máu, bà ngay lập tức được đưa đến bệnh viện Royal Melbourne trong tình trạng nguy kịch nhưng đã không thể qua khỏi và qua đời chiều thứ Hai vừa rồi.

Hung thủ là Amy Trần, một phụ nữ 30 tuổi, người đã đánh bà Lệ dã man, đã phải ra tòa tại Melbourne hôm thứ Hai với cáo trạng cố ý hành hung gây thương tích nghiêm trọng, và cáo trạng có thể bị nâng lên tội sát nhân do bà Lệ đã tử vong.

Phiên tòa được biết cô Trần có tiền sử tâm thần và sử dụng ma túy.

Cô không hề quen biết bà Lệ, và đã bị bắt cách hiện trường án mạng khoảng 100 mét.

Ngoài ra một thám tử điều tra án mạng cũng đã khai tại tòa rằng cô Trần đã từng có tiền sử gây án, trong đó có tội tấn công bằng vũ khí, buôn bán heroin và ma túy đá.

Amy Trần đã bị từ chối cho tại ngoại và sẽ phải quay trở lại tòa xét xử vào ngày 28 tháng Năm.

Anh Tình Trần, một nhân viên xã hội chăm sóc sức khỏe cho người cao niên đã cho SBS Việt ngữ biết bà Lệ thường sinh hoạt tại Hội Phụ nữ Việt Úc ở Sunshine mỗi sáng thứ Hai đầu tuần.

Bà là một người có sức khỏe tốt, trí óc minh mẫn, tỉnh táo, một người rất hòa đồng với mọi người trong nhóm sinh hoạt.

“Một người rất hòa đồng như cô Lệ chắc chắn không thể tự nhiên đi gây gổ với người khác để dẫn tới chuyện bị hành hung để bị mất mạng,” anh Tình Trần cho biết.

“Người phụ nữ hung thủ còn rất trẻ, nhưng nhìn biểu hiện bên ngoài thì tất cả mọi người đều có thể thấy ngay cô ấy bị tâm thần. Và theo những thông tin của báo chí được biết cô ta còn sử dụng ma túy.”

Qua câu chuyện thương tâm xảy ra, anh Tình Trần cũng nêu lên quan ngại về việc những người có tiền sử tâm thần lại được sống chung trong xã hội mà không hề thấy có cơ quan tổ chức nào bảo đảm an toàn cho cộng đồng

“Tôi cũng đang ở kế bên nhà của một người có biểu hiện về sức khỏe tâm thần, người đó sống một mình và thường nói chuyện một mình, thường kêu khóc, la hét."

"Tôi cũng rất lo ngại vì gia đình còn có vợ và con nhỏ, nếu những lúc không có mình ở nhà thì sẽ không biết thế nào, không biết họ có thể lên cơn bất cứ lúc nào.”

“Theo quan điểm cá nhân tôi, khi một người có tiền sử tâm thần và sử dụng ma túy sống trong cộng đồng thì họ cũng cần phải có cơ hội hòa nhập lại với xã hội."

"Tuy nhiên ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu sự việc tương tự xảy ra, cơ quan nào sẽ bảo đảm an toàn cho cộng đồng, bảo đảm người đó không gây hại đến cộng đồng?”

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 7 February 2018 4:37pm
Updated 7 February 2018 11:36pm
By Hương Lan


Share this with family and friends