Đề xuất bỏ Geoblocking đối với công dân Úc

Ủy ban Năng suất đề nghị cho phép người Úc truy cập trực tuyến để xem các chương trình và các bộ phim trên truyền hình Úc bất cứ khi nào họ muốn và ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

The Productivity Commission says Australians should be able to access services like US Netflix

Ủy ban Năng suất đề nghị công dân Úc phải được phép truy cập vào những dịch vụ như Netflix. Source: Pixabay

Tại sao nên gỡ bỏ geoblocking?

Trong một phúc trình về hệ thống tài sản trí tuệ quốc gia, Ủy ban Năng lượng đã cho rằng Chính phủ Liên bang cần phải có biện pháp can thiệp và phải làm rõ, những người tìm cách truy cập vào trang mạng bị chặn do nguyên nhân địa lý, hay còn được gọi là geoblocking, không nên bị coi là vi phạm hệ thống bản quyền quốc gia.

Phúc trình cho thấy, công nghệ geoblocking hiện đã trở nên rất phổ biến, điều này dẫn tới kết quả là, người tiêu dùng Úc chỉ được phép truy cập ở mức độ rất thấp (chẳng hạn bị hạn chế truy cập để nghe bài hát hoặc xem phim ) nhưng chi phí lại cao hơn so với thị trường nước ngoài.

“Nghiên cứu đã cho thấy người Úc đang phải trả tiền để sử dụng những phần mềm chuyên nghiệp, nhạc, trò chơi và sách trực tuyến nhiều hơn người tiêu dùng ở các thị trường khác.

“Trong khi những người có hiểu biết về công nghệ tìm cách né những chi phí này (thông qua việc sử dụng proxy server và Virtual Private Network – Mạng riêng ảo), thì hầu hết số còn lại phải trả giá cao ngất ngưởng cho một dịch vụ dưới mức chuẩn.”

Nhưng không có nhiều tổ chức ủng hộ đề xuất này

Rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ truyền thông Úc đã đệ trình lên Ủy ban, phản đối báo cáo nhằm ủng hộ giữ chính sách geoblocking.

Trong số đó có đài ABC, cho rằng họ phải phụ thuộc vào chính sách giới hạn truy cập về mặt địa lý để vừa mua được chương trình vừa bán chương trình ra thế giới.

Đài ABC đã trích dẫn việc phát sóng series Doctor Who, nói rằng đài đã đăng tải những tập phim mới nhất của ba bộ series lên trang phim trực tuyến với cùng thời điểm phát sóng của Anh.

Phúc trình hồi tháng Sáu của ABC ghi rõ

“Phương thức này cho phép người yêu mến series này được xem hợp pháp mà cũng không gây thiệt hại gì cho phía Anh.”

Free TV Australia – tổ chức đại diện cho các kênh truyền hình thương mại ở Úc, cũng phản đối mạnh mẽ bất kỳ thay đổi nào.

Tổ chức này cho rằng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng các Content provider – nhà cung cấp nội dung ở Úc có thể tái đầu tư vào ngành kỹ nghệ trong nước.

Chẳng hạn, Foxtel, công ty nào cũng bày tỏ quan ngại, cho rằng Ủy ban Năng suất đã không xem xét thấu đáo những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng nếu dỡ bỏ geoblocking. Foxtel cho rằng việc này sẽ tác động đến ‘ngành công nghiệp sản xuất của Úc và cuộc sống sáng tạo và văn hóa Úc’.
Ủy ban Năng suất cũng đề nghị loại bỏ biện pháp giới hạn nhập khẩu song song đối với sản phẩm sách
Ủy ban Năng suất cũng đề nghị loại bỏ biện pháp giới hạn nhập khẩu song song đối với sản phẩm sách Source: Flickr
Phía đối lập cũng không ủng hộ thay đổi

Chính phủ liên bang đã cho phép tranh luận công khai trước khi họ có phản hồi chính thức về các đề xuất này vào giữa năm 2017.

Cùng với những đề xuất thay đổi trong hệ thống bằng sáng chế Úc, và giảm bớt thời gian áp dụng biện pháp bảo hộ bản quyền, Ủy ban Năng suất cũng có đề xuất loại bỏ các giới hạn nhập khẩu sách xuất bản ở nước ngoài.

Ủy ban Năng suất cho hay đã có tám cuộc rà soát, trong đó có những cuộc rà soát được thực hiện bởi Ủy ban, đề nghị loại bỏ những biện pháp giới hạn trong nhập khẩu song song (PIRs).

Trong báo cáo ghi:

“Các biện pháp giới hạn trong nhập khẩu sách song song cũng tương đương với geoblocking – chặn truy cập về mặt địa lý.

“Ngoại trừ rất ít trường hợp, những trường hợp còn lại thì những công ty kinh doanh sách ở Úc không được phép mua hàng từ những nhà cung cấp ở ngoại quốc với giá rẻ hơn, nhưng phải mua từ những nhà xuất bản Úc bất kể giá cả thế nào.

“Biện pháp này áp dụng riêng cho người bán sách. Người tiêu dùng Úc vẫn được phép mua sách từ những nhà bán sách trực tuyến ngoại quốc.

“Các biện pháp hạn chế có thể đẩy các công ty bán sách vào vị thế bất lợi trong cạnh tranh, kết quả là những công dân Úc không thể mua hàng trực tuyến sẽ phải mua hàng với giá cao.”

Phe đối lập Liên bang sẽ không ủng hộ bất kỳ thay đổi nào, cho rằng các biện pháp hạn chế gây rủi ro cho tương lai cũa ngành xuất bản trong nước.


Share
Published 21 December 2016 5:47pm
Updated 21 December 2016 8:54pm
By Hương Lan
Source: ABC Australia

Share this with family and friends