Danh sách các tổ chức khủng bố của Mỹ không có tên Việt Tân

"Việt Tân không nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố theo luật của Mỹ", phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Katina Adams nói với thông tấn xã Reuters.

Trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington

Trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington Source: AFP Photo/Alex Wong

Tới tối 9/10, trong Danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế () mà Văn phòng Chống khủng bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đăng tải trên trang web của họ không có tên của Việt Tân.

Tuần trước, Bộ Công an Việt Nam ra cáo buộc đảng đặt trụ sở ở Mỹ này là một tổ chức “đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố”.

Thông cáo của Bộ này còn cảnh báo “người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của Việt Tân, tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do Việt Tân tổ chức, hoạt động theo sự chỉ đạo

Trong bản lên tiếng gởi cho SBS, Đảng Việt Tân lên tiếng bác bỏ cáo buộc, đồng thời chỉ trích chính quyền Hà Nội “dùng tiểu xảo đánh lạc hướng công luận khỏi thảm họa Formosa”.

"Mỗi khi không thể trả lời được về chính sách sai lầm quá lớn, nhất là khi không có lý do chính đáng để trấn áp làn sóng phẫn nộ của người dân trước các quốc nạn, lãnh đạo CSVN lại đem thủ thuật vu khống, cáo buộc một đệ tam nhân khác ra sử dụng."

"Tiểu xảo này nhằm chuyển chú ý của công luận ra khỏi những nguyên do thật hay những kẻ thực sự trách nhiệm, đồng thời hù dọa để mong ngăn chận làn sóng căm phẫn từ người dân."

Đảng Việt Tân nói chủ trương và quá trình hoạt động đã minh chứng họ là một tổ chức "có mục tiêu đấu tranh cho dân chủ Việt Nam và quyền con người bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động."

Nhưng Bộ Công An Việt Nam cáo buộc Việt Tân "tiến hành khủng bố, thủ tiêu những nhà báo gốc Việt đưa tin vạch mặt hoạt động lừa đảo kiều bào."

Năm ngoái Đảng Việt Tân đã kịch liệt bác bỏ những cáo buộc được nêu ra trong phóng sự điều tra Frontline của đài PBS về những vụ giết hại đó với nhan đề Terror in Little Saigon, với những chứng cứ mà sau đó là "không hoàn toàn thuyết phục".

Đảng Việt Tân có tên chính thức là , được thành lập vào năm 1982 và người giữ chức vụ Chủ tịch đảng lúc đó là ông Hoàng Cơ Minh, nguyên chuẩn tướng, Phó Đô đốc hải quân của Việt Nam Cộng Hòa.

Đảng Việt Tân cho hay ông Hoàng Cơ Minh và một số chiến hữu của ông đã thiệt mạng trong các chiến dịch Đông tiến trong thập niên 1980-90.

Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam dùng từ "khủng bố" để chỉ Việt Tân.

Nhưng việc trang web Bộ Công an Việt Nam ngày 4/10 đăng thông báo về Việt Tân, nêu danh và tố cáo các thành viên của đảng này "đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố" được xem là việc bất thường.

Một số nhà quan sát cho rằng có thể đây là hành động nhằm đối phó với các cuộc biểu tình chống Formosa của đông đảo dân chúng do các linh mục Công giáo lãnh đạo.

'Nước cờ đối phó'

Nhà chức trách Việt Nam luôn cáo buộc Việt Tân đứng đằng sau nhiều vụ biểu tình, gây rối lâu nay.

Báo VietnamNet dẫn lời Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an Nghệ An, nói tại Hội đồng Nhân dân tỉnh hôm 4/8 rằng "tổ chức Việt Tân có mặt rất nhiều" ở Nghệ An.

Luật sư Lê Cộng Định viết trên Facebook của ông rằng Bộ Công An không có cơ sở để tuyên bố Đảng Việt Tân là một tổ chức khủng bố, mà chỉ có tòa án mới có quyền xác định tư cách pháp lý của một tổ chức.

"Giả định nếu Bộ Công an có thẩm quyền, thì chẳng lẽ khi áp dụng Bộ luật Hình sự, các Tòa án - vốn thuộc ngành tư pháp - buộc phải chấp hành tuyên bố hay quy định riêng của một cơ quan thuộc ngành hành pháp chăng", luật sư bất đồng chính kiến này thắc mắc.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn bình luận rằng đây là "một nước cờ sai của công an Hà Tĩnh" khi một mặt tuyên bố rộng rãi Việt Tân là khủng bố, một mặt cáo buộc Việt Tân tổ chức các cuộc biểu tình ở các nơi, và bắt vài người để bà con miền Trung sợ mà không biểu tình nữa."

Blogger này phân tích rằng các cuộc biểu tình đông đảo ở Kỳ Anh không giống như các cuộc biểu tình chống Formosa đã diễn ra tại các thành phố trước đây bởi vì hàng ngàn người tham gia chính là những người có cuộc sống đảo lộn vì thàm hoạ môi trường biển mà nhà máy của Đài Loan đã nhìn nhận và bồi thường cho chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố kế hoạch phân chia 500 Mỹ kim nhận của Formosa, tuy nhiên ngư dân không đồng tình với mức bồi thường mà chính phủ áp đặt nên đi kiện đòi công lý.

Nhưng hôm 8/10 Tòa án Kỳ Anh đã trả lại toàn bộ trên 500 đơn với lý do "không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế”.

“Việc tòa trả đơn có khác gì họ đang ngăn thực thi quyền công dân cơ bản của người dân?" Blogger Nguyễn Anh Tuấn bình luận.

"Với việc trả lại đơn kiện của người dân, chính quyền có vẻ như chưa nhìn ra vấn đề cốt lõi là khôi phục sinh kế cho người dân, trả lại vùng biển sạch cho miền Trung”.

 


Share
Published 10 October 2016 2:24pm
Updated 10 October 2016 2:49pm
By Quốc Vinh

Share this with family and friends