Tuyên bố về khả năng miễn dịch 'tự nhiên' với COVID cần được chế ngự

5至11 歲兒童今始可接種新冠疫苗

5至11 歲兒童今始可接種新冠疫苗 Source: AAP Image/AP Photo/Gerry Broome

NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ

Những người có “khả năng miễn dịch tự nhiên” từ COVID-19 do đã bị nhiễm trước đó, không thể bị nhiễm vi-rút này lại nữa.

NHẬN ĐỊNH CỦA AAP FactCheck

Sai. Nhiều nghiên cứu sử dụng dữ liệu thế giới thực tế cho thấy là những người đã bị nhiễm trước đó vẫn có thể bị nhiễm vi-rút này trở lại.


Sau quyết định của Úc về việc mở rộng chương trình tiêm vắc-xin COVID-19 cho  đã có các tuyên bố trên truyền thông xã hội rằng trẻ em bị nhiễm vi-rút “một cách tự nhiên” thì tốt hơn – bởi “khả năng miễn dịch tự nhiên” nghĩa là trẻ có thể không bao giờ bị nhiễm lại.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể bị nhiễm trở lại. Mặc dù khả năng miễn dịch do đã bị nhiễm trước đó có thể cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ đối với vi-rút này, nhưng nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng khả năng miễn dịch này có thể giảm đi theo thời gian.

Tuyên bố này được đưa ra trong  vào ngày 11 tháng 12, một ngày sau khi chính phủ liên bang tuyên bố việc triển khai chích vắc-xin cho trẻ em.

Trong đoạn phim này, một người đàn ông tuyên bố: “Điều không thể chối cãi là nếu bạn là trẻ nhỏ, điều tốt hơn rất nhiều cho bạn là gặp vi-rút này một cách tự nhiên, phát triển khả năng miễn dịch tự nhiên, mà nó sẽ thực sự bảo vệ được cộng đồng bởi bạn sẽ không có khả năng lây nhiễm cho bất kỳ ai khác và bạn sẽ không bao giờ có khả năng tái mắc phải vi-rút này nữa.” (đoạn phim ở khúc 5 phút 10 giây).

Nhưng nghiên cứu sử dụng dữ liệu thế giới thực tế cho thấy là có nguy cơ tái nhiễm sau lần nhiễm đầu tiên với SARS-CoV-2, vi-rút gây nên COVID-19, bất chấp sự bảo vệ mà các kháng thể cung cấp từ việc lây nhiễm trước đó.

Một báo cáo từ Imperial College London, , phát hiện thấy rằng việc bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó cung cấp sự bảo vệ chống lại sự tái nhiễm với biến chủng Omicron có thể thấp tới mức chỉ là 19 phần trăm.

Nghiên cứu này, chưa được các chuyên gia đánh giá về kết quả, đã sử dụng dữ liệu y tế công cộng của UK để ước tính nguy cơ tái nhiễm với biến chủng mới này, cao hơn 5,4 lần so với nguy cơ tái nhiễm biến chủng Delta.

Một nghiên cứu trước đó của Mỹ về nguy cơ tái nhiễm ở những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh, , phát hiện thấy là những người có dấu vết của việc bị nhiễm trước đó có nguy cơ bị nhiễm sau đó ở mức độ một phần năm khi so với nhóm cho thấy không có chỉ dấu về việc bị nhiễm trước đó.

“Mặc dù các kháng thể mà lần bị nhiễm đầu tiên mang lại có tác dụng bảo vệ đáng kể, nhưng các kháng thể này không đảm bảo hoạt động vô hiệu hóa được SARS-CoV-2 hay khả năng miễn dịch hiệu quả đối với việc bị nhiễm lần sau,” các tác giả kết luận.

, được xuất bản vào ngày 15 tháng 12, đã cho thấy tính hiệu nghiệm của lần bị nhiễm trước trong việc chống lại sự tái nhiễm với biến chủng Beta của vi-rút này, được ước tính là 92,3 phần trăm. Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy mức độ bảo vệ thấp hơn (xin xem các thí dụ  và ), mặc dù không một trường hợp nào đã ứng phó với .

Trong khi đó, các nghiên cứu khác đã cho thấy khả năng miễn dịch do bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó, có thể giảm đi theo thời gian.

Một  được xuất bản trong tạp chí Nature Medicine vào tháng 5, đã xây dựng mô hình về tác động của mức kháng thể lên sự bảo vệ miễn dịch, đã phát hiện thấy các mức độ “phân rã” tương tự ở các kháng thể bảo vệ chống lại SARS-CoV-2 trong số các cá nhân đã bị nhiễm trước kia và các cá nhân đã được chích vắc-xin.

Một đồng tác giả của nghiên cứu này,  của Kirby Institute (Viện Kirby) ở Sydney, cho AAP FactCheck biết, đó là một sự hiểu lầm rằng việc bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể cung cấp khả năng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với chích vắc-xin.

“Mặc dù điều này có thể đúng đối với một vài trong số các vắc-xin kém hiệu nghiệm hơn (như CoronaVac), nhưng điều rõ ràng là cả vắc-xin mRNA (thường được nói đến với tên gọi Pfizer và Moderna) và vắc-xin Novavax đều cung cấp khả năng miễn dịch cao hơn khoảng từ 2-4 lần (mức vô hiệu hóa kháng thể) so với khả năng miễn dịch quý vị có được từ việc bị nhiễm, cũng như mức độ bảo vệ cao hơn khỏi việc bị nhiễm trong tương lai,” ông nói trong một thư điện tử. 

Ngược lại,  Israel, được đăng tải vào tháng 8 nhưng chưa được các chuyên gia đánh giá về kết quả, đã phát hiện thấy là việc bị nhiễm trước đó cung cấp mức độ bảo vệ cao hơn đáng kể đối với biến chủng Delta so với chỉ chích vắc-xin không thôi. Tuy nhiên, các tác giả cũng phát hiện thấy là các kết quả của họ có thể gợi ý cho biết khả năng miễn dịch tự nhiên đối với biến chủng này, giảm đi theo thời gian.

Một nghiên cứu  vào tháng 10, sử dụng dữ liệu về tính lâu bền của khả năng miễn dịch từ “những họ hàng gần của vi-rút corona” của SARS-CoV-2 để ước tính khung thời gian tái nhiễm có thể có, đã tìm thấy việc bị nhiễm lại vi-rút này trong điều kiện tràn lan sẽ xảy ra ở khoảng thời gian trung bình trung giữa các lần nhiễm là 16 tháng.

“Như một sự ước tính tiên phong, các phát hiện của chúng tôi nhất quán với các báo cáo ngày càng nhiều về lần tái nhiễm sau cùng với SARS-CoV-2, và cho thấy là việc tái nhiễm sau khi bình phục một cách tự nhiên từ COVID-19 sẽ trở nên phổ biến hơn khi đại dịch này diễn tiến,” các tác giả nói.

Đồng tác gia của nghiên cứu , từ Yale School of Public Health (Trường Đại học Y tế Công cộng Yale) cho AAP FactCheck biết, điều không những chỉ là có thể đối với một người đã có vi-rút trở nên tái nhiễm, mà còn có khả năng là việc này xảy ra một cách nhanh chóng hơn khi không được chích vắc-xin hay không có các biện pháp giảm nhẹ khác.

“Dĩ nhiên, việc tái nhiễm này sẽ thay đổi bởi tình huống ngẫu nhiên, nhưng khoảng thời gian giữa các lần nhiễm thường sẽ là từ ba tháng đến năm năm trong điều kiện tràn lan,” ông nói.

Một nghiên cứu do  (Các Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm của Hoa Kỳ) xuất bản vào tháng 8, tìm hiểu tỉ lệ tái nhiễm trong số một nhóm các cư dân Kentucky bị nhiễm SARS-CoV-2 trong năm 2020. Nghiên cứu này đã phát hiện thấy là việc không chích vắc-xin có liên quan đến nguy cơ bị tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với được chích đầy đủ.

Một quan niệm rằng trẻ em bị nhiễm COVID-19 “một cách tự nhiên” rồi phát triển khả năng miễn dịch tự nhiên thì tốt hơn là được chích vắc-xin, Giáo sư Townsend nói ông đã không thấy bằng chứng hỗ trợ cho tuyên bố này.

“Thành thực là tất cả các bằng chứng đều chỉ ra lợi ích của việc chích vắc-xin trước khi bị nhiễm,” ông nói.

Nhà miễn dịch học  của University of Otago (Trường Đại học Otago) cho  (Trung tâm Truyền thông Khoa học của New Zealand) biết rằng mặc dù trẻ em có nhiều khả năng hơn so với người lớn, là chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng bị bệnh, nhưng trẻ vẫn có thể bị nhiễm vi-rút, trở nên không khỏe và cuối cùng bị ““(có các triệu chứng kéo dài).

“Những trẻ em đã bị nhiễm COVID-19 trước kia vẫn nên được chích vắc-xin, bởi tái nhiễm là việc có thể xảy ra,” Tiến sĩ Sika-Paotonu cho AAP FactCheck biết qua thư điện tử.

“Điều có thể là trẻ em và thanh thiếu niên có thể gây lây lan và lây nhiễm SARS-CoV-2 sang những người khác, ngay cả khi chúng không có các triệu chứng.”

Bà còn chỉ ra nghiên cứu cho thấy là trẻ nhỏ tuổi hơn có thể có  sang người chăm sóc và anh, chị, em hơn, so với các trẻ lớn hơn.


NHẬN ĐỊNH CUỐI CÙNG

Tuyên bố rằng khả năng miễn dịch tự nhiên có nghĩa là một người không thể bị nhiễm COVID-19 trở lại, là sai.Nhiều nghiên cứu dựa trên dữ liệu thế giới thực tế cho thấy là những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó vẫn có thể bị nhiễm vi-rút này trở lại.Nghiên cứu còn chỉ ra rằng sự bảo vệ do các kháng thể từ lần nhiễm trước kia có thể giảm đi theo thời gian và kém hiệu nghiệm hơn trong việc chống lại các biến chủng dễ lây nhiễm hơn của vi-rút này.

Sai – Tuyên bố này không chính xác.


Share
Published 24 December 2021 12:37pm
By AAP FactCheck
Source: AAP


Share this with family and friends