Có phải người Úc đang ném tiền qua cửa sổ trong lễ Giáng Sinh?

Với mùa lễ hội đang tới, cuộc sống tươi đẹp (good life) của người Úc đang dần bị thay thế bằng cuộc sống vật chất (goods life).

Store Abundance of Xmas Decor Including Upside Down Tree

Store Abundance of Xmas Decor Including Upside Down Tree Source: Flickr Lynn Friedman

Giáng Sinh sắp đến gần, thì mọi người càng vội vã mua sắm tất cả vật dụng mà có lẽ họ chẳng cần tới chúng, thậm chí chẳng muốn có chúng.
Người Úc ném qua cửa sổ hơn 32.6 tỷ đô la chỉ trong vỏn vẹn bốn tuần lễ trước lễ Giáng Sinh.
Hiệp hội các nhà bán lẻ quốc gia cho hay một gia đình trung bình tiêu hơn bốn ngàn đô la trong dịp này.
Tuy nhiên khi mọi người vội vã muốn mua tất cả mọi thứ, thì kết quả nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng chúng ta mua sắm càng nhiều thì chỉ càng đau khổ hơn mà thôi.
Có phải căn bệnh nhà giàu đang trở thành một cơn đại dịch lây lan khắp xã hội hiện đại?
Bệnh nhà giàu được định nghĩa là một “dịch bệnh gây ra do stress, làm việc quá nhiều, lãng phí và mắc nợ, khi theo đuổi con đường chinh phục giấc mơ Úc”. Đó là một nỗi tai ương, mà theo lời tác giả Clive Hamilton và Richard Dennis, nước Úc hiện đang phải gánh chịu cơn hoạn nạn này. Trong cuốn sách mang tên “Bệnh nhà giàu – Khi quá nhiều vẫn là chưa đủ”, hai tác giả nói trên cho rằng chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa vật chất sẽ dẫn tới sự đau khổ về mặt tâm lý.

Tại sao khi có được nhiều hơn những gì mong muốn, vẫn không làm cho ta hạnh phúc hơn?

Chuyên gia tâm lý xã hội thuộc trường đại học Melbourne, giáo sư Nick Haslam nói những người nào thường đánh giá cao các phương tiện và giá trị vật chất, thì người đó có xu hướng tự ti nhiều hơn. Ông Haslam nói: "Họ tuyệt vọng nhiều hơn, sự hoạt bát cũng thấp hơn và nhìn chung sẽ không hài lòng với cuộc đời. Tôi nghĩ điều này mang một ý nghĩa nhất định. Nếu những gì khiến bạn hài lòng với cuộc đời này phải dựa vào những điều kiện ngoại vi bên ngoài bản thân bạn, mà những điều kiện ngoại vi thì hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát. Thì bạn sẽ cảm thấy thất vọng nhiều hơn và thường xuyên hơn.”
I shop therefore I am
I shop therefore I am Source: http://amazingdesigns.com
Nhà nghiên cứu xã hội và cũng là tác giả cuốn sách, Hugh Mackay cho hay chủ nghĩa vật chất luôn là một phần của xã hội Úc, tuy nhiên trong quá khứ sự thực dụng này được che giấu dưới các giá trị xã hội tồn tại lâu đời khác.

Ông Mackay nói trong hai mươi năm qua, quan niệm về sự giàu có của nước Úc đã thay đổi.

Ông nói người ta cứ mãi gieo rắc vào đầu óc người Úc rằng nước Úc là một quốc gia giàu có, rằng các mỏ đá quý sẽ mang đến cơ hội cho người Úc tiếp tục hưởng thụ sự phồn vinh cũng như thoải mái về vật chất.

Quan điểm của tác giả này là chúng ta dần dần rơi vào ý niệm rằng sự giàu có của nước Úc chính là biểu hiện cho giá trị của nước Úc. Ông nói: "Chúng ta đang nhìn thấy con số kỷ lục những người Úc lâm vào cảnh nợ nần vì mua nhà, hoặc vay mượn tiền để trả cho các hãng nội thất và tu sửa nhà cửa. bởi vì cứ nghe lời khuyến khích rằng đó mới là biểu hiện của sự thịnh vượng. Vấn đề ở đây là ý niệm này lại phù hợp với ý thích cá nhân. Ý niệm này đã tước đi của chúng ta cảm giác thuộc về một cộng đồng hay một xã hội chung. Ý niệm này càng củng cố địa vị của cá nhân, khuyến khích chúng ta ngày càng phải đấu tranh để bản thân được định vị trong cuộc đời, thay vì hợp tác để tạo nên chổ đứng cho cộng đồng của mình. Ý niệm này không chỉ lôi chúng ta vào chốn nợ nần và khiến chúng ta chiều chuộng sở thích cá nhân hơn là sở thích chung, mà điều này còn mang đến những hậu quả về mặt xã hội nữa.”

Ảnh hưởng xã hội của quan niệm “càng giàu sang thì càng hạnh phúc”

Cựu CEO của World Vision Australia Tim Costello đồng ý rằng câu nói “càng giàu có thì càng hạnh phúc” sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm tính của người Úc.

Ông nói đối với hầu hết chúng ta, ý niệm giàu sang sẽ mang đến hạnh phúc thật hợp lý và đáng tin cậy, đến nỗi chúng ta thậm chí không bao giờ nghi ngờ sự xác thực của câu nói đó. Ông nói: "Nếu chúng ta biết nghi ngờ tính xác thực của câu nói đó, thì chúng ta sẽ nhận ra ngay hạnh phúc không chỉ tồn tại về mặt của cải, mà còn đến trong những mối quan hệ, trong cộng đồng và khi chúng ta đạt được mục đích của bản thân. Nhưng người Úc chưa bao giờ nghi ngờ câu nói giàu sang sẽ mang đến hạnh phúc, mặc dù họ biết có những người rất giàu có nhưng vô cùng tuyệt vọng và thiếu thốn hạnh phúc. Dù những câu chuyện như vậy vẫn thường xảy ra, thì vẫn không thể lay chuyển nổi quan niệm kia.”

Ông Costello cho hay chúng ta đang tạo ra một thứ văn hóa chú trọng đến người thắng và kẻ thua.

“Người thắng” là những người thành công về mặt vật chất và “kẻ thua” là những ai nghèo nàn về vật chất.
Thoughtful woman holding shopping bags and looking up
Thoughtful woman holding shopping bags and looking up Source: Flickr Roderick Eime
Ông nói với chủ nghĩa vật chất, chúng ta đã mất đi “nghệ thuật của sự biết đủ”.

"Chúng ta không thể hài lòng trong một thời gian dài được nữa. Tôi phải giàu có hơn cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi phải giàu có hơn ông bà tôi. Nếu không đạt được nấc thang thứ tự đó, thì chúng ta sẽ cảm thấy mình còn nghèo khó. Chủ nghĩa vật chất thật sự khiến chúng ta bồn chồn không yên, cứ mãi suy nghĩ về cuộc sống làm sao để kiếm tiền nhiều hơn, thay vì hưởng thụ và đề cao các mối quan hệ và cộng đồng.”

Trong cuốn sách mang tên “Nghệ thuật của sự sở hữu”, Hugh Mackay khám phá rằng việc nhận ra mình là một phần của xã hội, sẽ làm cho cảm xúc cá nhân được bình an hơn là khi chúng ta chỉ định vị bản thân của mình thôi, mà quên mất mình thuộc về một cộng đồng rộng lớn.  

Ông nói: "Khi người ta cảm thấy lo lắng hoặc tuyệt vọng, hoặc giả khi họ cảm thấy bị quấy rầy theo một cách nào đó, thì thường là vì họ đã bị mất cảm giác mình thuộc về một cộng đồng rộng lớn, cũng như mất đi sự nuôi dưỡng và ủng hộ của cộng đồng mình. Khi chúng ta theo đuổi mục tiêu về của cải, thì sự gắn bó với cộng đồng sẽ giảm đi, mà chính cảm giác thuộc về và gắn bó với một cộng đồng thân thuộc, mới khiến cho tận đáy sâu trong tâm hồn của chúng ta được bình an, bảo đảm sức khỏe về tâm thần và sự an toàn về cảm xúc”.

Ông Mackay nói người Úc vẫn tin rằng chủ nghĩa bình đẳng là một phẩm chất quý giá của xã hội. Tuy nhiên ông nói vì chú trọng đến vật chất, mà chúng ta dần dần quan tâm đến bản thân nhiều hơn là sự công bằng trong xã hội.

Ông nói: "Một yếu tố khác hình thành song song với chủ nghĩa vật chất, mặc dù hai thứ này có liên quan mật thiết với nhau, mà tôi gọi là “nền kỹ nghệ hạnh phúc”. Kỹ nghệ này đã khuyến khích quan niệm cho rằng không chỉ chúng ta xứng đáng có được sự giàu sang, chúng ta có thể vay mượn thậm chí bỏ tiền của thật nhiều để đạt được điều này, mà hơn nữa chúng ta còn xứng đáng hưởng một hạnh phúc, mặc dù hạnh phúc là một trạng thái tình cảm tự nhiên, khiến chúng ta chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, và tưởng rằng hạnh phúc chính là vì bản thân mình”.
"Khi chúng ta theo đuổi mục tiêu về của cải, thì sự gắn bó với cộng đồng sẽ giảm đi, mà chính cảm giác thuộc về và gắn bó với một cộng đồng thân thuộc, mới khiến cho tận đáy sâu trong tâm hồn của chúng ta được bình an, bảo đảm sức khỏe về tâm thần và sự an toàn về cảm xúc."

Lòng từ thiện của nước Úc

Mặc dù mọi sự tiên đoán đều cho rằng người Úc đang tăng trưởng lòng kiêu ngạo, nhưng số liệu phân tích lại cho thấy nước Úc vẫn thật nhân từ.

Trong số liệu thống kê về các hoạt động từ thiện trên thế giới năm 2014, tổ chức Viện trợ Từ thiện Hoa Kỳ xếp nước Úc vào một trong sáu quốc gia đứng đầu thế giới về lòng từ thiện, sau Miến Điện, Hoa Kỳ, Canada, Ireland và New Zealand.

Lòng nhân từ không chỉ được xếp hạng vì số lượng tiền bạc quốc gia quyên góp được, mà còn vì các công việc thiện nguyện, cũng như thời gian người ta bỏ ra để giúp đỡ người xa lạ.

Người Úc luôn biết đứng lên giúp đỡ người khác khi cần.

Trong trận động đất và sóng thần năm 2014 tại Ấn Độ Dương, tổ chức World Vision Australia đã nhận được 120 triệu đô la tiền quyên góp cứu trợ.

Tuy nhiên cựu CEO của World Vision Australia, Tim Costello nói lòng nhân từ của cá nhân đã bị mài mòn dần sau trận sóng thần thứ hai, giữa lúc kinh tế thế giới gặp khó khăn, nhiều vấn đề xảy ra trong kinh doanh và tiêu thụ.

Ông nói người Úc đang rất lo lắng về tương lai: "Vì vậy mặc dù người Úc vẫn ủng hộ từ thiện nhiệt tình, và rất nhiều người đang làm chuyện này, thì cùng lúc đó, chúng ta nhìn thấy cảm giác bất an, lo sợ, suy sụp, thậm chí khi chúng ta đang ở đỉnh cao giàu sang, không chỉ trong lịch sử nước Úc mà còn trên đỉnh thế giới, thì nước Úc theo mô tả phức tạp của tôi vẫn là một “quốc gia nhỏ bé giàu có khốn khổ”.

Huyền thoại do marketing tạo ra khiến chủ nghĩa vật chất tăng cao

Hậu quả tâm lý và xã hội của chủ nghĩa vật chất càng trở nên phức tạp hơn vì những huyền thoại do marketing tạo ra, cam đoan rằng giàu có sẽ làm chúng ta hạnh phúc hơn.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng quảng cáo đã tạo ra sự không hài lòng, đặc biệt là ở trẻ em, để bán được “thuốc chữa” cho sự không hài lòng đó của trẻ nhỏ, và khiến phụ huynh phải mua sắm nhiều hơn.
1962 Children's Fashion Ad, Girls' Party Dresses, with Magician & Black Cat, "Magic in the Air"
1962 Children's Fashion Ad, Girls' Party Dresses, with Magician & Black Cat, "Magic in the Air" Source: Flickr Classic Film
Giáo sư tâm lý tại trường đại học Melbourne, Nick Haslam nói hiện tượng này đã lan rộng ra trẻ nhỏ ở những lứa tuổi càng ngày càng nhỏ.

Ông nói: "Các hoạt động marketing nhắm đến trẻ em khiến các em trở thành những người tiêu dùng từ khi còn rất nhỏ. Trước đây marketing nhắm đến người lớn là chính, những người có tiền. Còn bây giờ thì những người làm marketing thông minh hơn nhiều, họ biết rõ trẻ em sẽ rất đòi hỏi, tôi nghĩ họ đã gieo vào lòng trẻ nhỏ sự khao khát được sở hữu những món đồ chơi kỳ diệu, áo quần đẹp đẽ và rất nhiều hàng hóa tuyệt vời khác cho trẻ nhỏ, vì vậy trẻ em hiện đang trở nên bị vật chất chi phối ở những lứa tuổi nhỏ hơn trước đây rất nhiều. “

Vậy chúng ta có thể thay đổi văn hóa thực dụng đang phát triển này không?

Tim Costello nói chúng ta có thể thay đổi bằng cách ngăn cản ý tưởng “càng giàu có thì càng hạnh phúc”, không để cho bản thân bị câu nói đó ảnh hưởng,

Ông nói chúng ta cần phải tự mình kể một câu chuyện khác.

“Chúng ta phải thay đổi nhận thức. Sự giàu có thật ra là gì – là khi chúng ta có lòng quảng đại, biết sắn tay áo lên và giúp đỡ mọi người khi cần thiết, khi chúng ta tìm thấy mục đích sống của mình, khi chúng ta không để cho cộng đồng mình bị chia rẽ và đổ vỡ. Rất ít người Úc biết hàng xóm của họ là ai, cũng chẳng còn nhiều người đi nhà thờ nữa, cũng như ngày càng ít người tham gia các hoạt động thể thao chung. Việc mất dần tính cộng đồng và sự kết nối chắc chắn sẽ khiến cho cái “máy hút bụi” của chúng ta ngày càng chỉ chứa vật chất mà thôi. Tôi đang hành động cật lực để kiếm tiền nhiều hơn vì có như vậy tôi mới hạnh phúc hơn. Chúng ta cần phải chuyển câu chuyện này sang hướng khác.”

Ông nói chưa có thế hệ người Úc nào hưởng thụ mức độ giàu sang như chúng ta đang hưởng thụ ngày nay, tuy nhiên chúng ta cũng cần lấy lại một vài góc nhìn đã bị mai một.
1962 Illustrated Ad, Gallo Wines, Romantic Evening with Elegant Woman & Man at Party, Artist Coby Whitmore
1962 Illustrated Ad, Gallo Wines, Romantic Evening with Elegant Woman & Man at Party, Artist Coby Whitmore Source: Flickr Classic Film
Ông Costello nói: "Bạn biết đấy những chính trị gia của cả hai phía đều chỉ nói cho những người đang sống trong cung điện, vây quanh toàn máy Mac và hai chiếc xe hơi nghe. Rằng thì chúng tôi hiểu được nỗi khổ của quý vị, rằng giá điện đang tăng cao vv. Thông điệp họ gởi đến khiến chúng ta nghĩ mình là nạn nhân và mọi thứ đang tồi tệ, cũng như khiến cho góc nhìn của chúng ta dần dần bị mai một. Nước Úc vẫn là quốc gia thịnh vượng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ. Nước Úc vẫn là quốc gia khỏe mạnh thứ hai thế giới sau Na Uy. Vì vậy cần phải kể một câu chuyện khác với một góc nhìn khác, để chúng ta biết trân trọng những gì đang có, mặc dù những khó khăn vẫn còn và những thử thách vẫn phải đối diện, nhưng việc đi tìm một góc nhìn khác thật sự quan trọng.”


Share
Published 20 December 2016 7:14pm
Updated 21 December 2016 6:02pm
Source: SBS

Share this with family and friends