Có phải chúng ta đang bức hại môi trường và giết chết địa điểm du lịch chỉ vì vài bức ảnh ‘selfie’?

Chuyện khách du lịch quá tải tại những khu du lịch nổi tiếng trên thế giới mỗi lúc một trầm trọng. Nhưng vấn đề ở đây không phải vì cơ sở vật chất ở khu du lịch không đáp ứng nổi lượng du khách, mà là việc thiếu ý thức của những du khách đang giết chết đi nét đẹp của những danh lam thắng cảnh này.

Tourists visit Maya Bay, the beach made famous by Danny Boyle’s film The Beach.

Tourists visit Maya Bay, the beach made famous by Danny Boyle’s film The Beach. Source: AAP

Khách du lịch đổ về một khu vực nào đó có thể giúp rất nhiều cho việc phát triển kinh tế cho dân địa phương. Hàng quán, khách sạn mọc lên như nấm, dịch vụ ăn chơi, giải trí ở khắp mọi nơi, nguồn thu lợi nhuận tăng vọt lên nhờ những lượt khách đến rồi đi.

Thế nhưng ở một mặt khác, khách đâu chỉ bỏ đi đơn thuần, mà họ còn để lại hàng tá những rắc rối khác một cách trực tiếp và cả gián tiếp.

Tác động nặng nề đến môi trường

Maya Bay
Source: Wikimedia Commons


Lấy ví dụ điển hình là khu vực vịnh Maya ở Thái Lan. Thế giới sẽ chẳng biết đến thiên đường hạ giới này, nếu không nhờ bộ phim ‘The Beach’ mà chàng tài tử Leonardo DiCaprio thủ vai chính vào năm 2000.

Vịnh Maya nổi tiếng với vẻ đẹp như trong tranh vẽ, với bờ cát trắng trải dài và nước xanh biếc trong vắt. Cửa vịnh hẹp vì hai hàng núi chắn giữ, lại càng làm cho khu vực lý tưởng hơn vì biển được chắn gió, mặt nước vỗ êm đềm, phù hợp để các du khách nằm trải dài trên bờ biển để thư giãn và phơi nắng.

Thế nhưng khi đến Maya, các du khách sẽ ngỡ ngàng vì số lượng người đông khủng khiếp, gần như kín cả bờ biển. Người người chen chúc nhau, chờ đợi đến phiên mình để có được một tấm ảnh ‘nhúng nước’ sống ảo. Chẳng còn ai có thể nhận ra khung cảnh điển hình và đẹp mê hoặc vốn từng hiện diện trong những bức ảnh du lịch, hay những thước phim cũ.
Du khách không chỉ làm cho cảnh thiên nhiên trở nên hỗn tạp mà còn đuổi đi hết những động vật biển trong khu vực vịnh.

Vịnh gần như chẳng còn một chú cá nào, hệ sinh thái của vịnh bị hủy hoại nghiêm trọng. Đỉnh điểm là vào đầu tháng 10 năm 2018, Cục Công viên Quốc gia, Động vật hoang dã và Bảo tồn Thực vật (DNP) của Thái Lan tuyên bố vịnh sẽ đóng cửa vô thời hạn. Đây được xem là một nỗ lực nhằm phục hồi lại hệ sinh thái của vịnh và hạn chế tuyệt đối tác động của con người.

Một trong những thiên đường hạ giới khác đang đứng trước sự đe dọa của cả khách du lịch và người dân địa phương, đó là đảo Phú Quốc ở Việt Nam.

Trên hòn đảo này, những bờ biển hoang dã với bãi cát trắng tinh khiết tới mức vô thực, mặt nước biển trong vắt có thể nhìn sâu tận đáy, thấy cả những đàn cá bơi lội xung quanh. Khu vực phía Bắc của đảo Phú Quốc khá hoang sơ vì được UNESCO liệt kê vào danh sách công viên quốc gia.
Trash mountain on Phu Quoc Island
Trash mountain on Phu Quoc Island Source: Mariah Grimwood
Thế nhưng đảo Phú Quốc đang phải đối mặt với núi rác khổng lồ, vốn không phải xuất hiện chỉ trong một đêm. Ước tính mỗi ngày có đến 160 tấn rác bị thải ra tại hai bãi rác lớn nhất trên đảo.

Tuy nhiên, rác không kết thúc ở các bãi rác đơn thuần, mà còn xuất hiện cả trong khu vực rừng, sông và tràn ra cả biển. Nếu không có sự can thiệp thích hợp, danh tiếng của Phú Quốc sẽ bị mờ nhạt, và những nỗ lực bảo tồn sinh thái lớn sẽ bị tổn hại.

Mức phí sinh hoạt leo thang

Môi trường là thứ đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề, sau đó là người dân địa phương.

Việc quá tải ở thành phố du lịch Venice và Barcelona đang đẩy cư dân của chính họ ra khỏi quê hương mình.

Giá cả trở nên đắt đỏ, từ tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt, người dân không thể di chuyển tự do vì quá đông đúc. Thị trường địa phương thay đổi quá nhiều để phục vụ lượng khách du lịch, thay vì phục vụ chính cư dân của họ.

Ở những nơi khác ở Châu Âu, Amsterdam đang chuyển sang cấm các dịch vụ cho thuê ngắn hạn như AirBnB, và tại Croatia, Croatia đã giới hạn số lượng hành khách tàu du lịch vào thành phố.

Có nên đánh thuế khách du lịch?

Tourists
Source: Pixabay


Với tình trạng thái quá đạt đến đỉnh điểm ở nhiều nơi, một số thành phố đã áp dụng thuế đối với khách du lịch.

"Hiện tại có 24 thành phố khác nhau ở châu Âu và một số ở Anh, những người đang đánh thuế khách du lịch," ông Justin Francis, Giám đốc điều hành của Responsible Travel có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết.

Để đối phó với áp lực ngày càng tăng đối với cơ sở hạ tầng và cộng đồng, thị trấn Byron Bay của New South Wales gần đây đã áp dụng thuế tự nguyện đối với khách du lịch.

"Byron đã là một cộng đồng mở cửa cho du khách trong một thời gian dài," Thị trưởng Simon Richardson nói.

"Nhưng rõ ràng là những con số đã tăng vọt và chúng tôi đang xem xét 2 triệu du khách đến thị trấn chỉ có 10.000 người."

Các nhà khai thác du lịch sẽ tự nguyện đặt thuế 1% cho các hóa đơn, với tiền chảy vào các dự án trong khu vực.

"Nếu chúng tôi có thể nhận được một vài đô la từ mỗi du khách đến đây, để đầu tư ngược lại một số cơ sở vật chất như khu vực đi bộ, sân chơi, phòng thay đồ, v.v…”ông Richardson nói.

Ông Francis cho biết các công ty lữ hành cũng có thể giúp giảm bớt áp lực cho các điểm đến bằng cách mở đặt vé với giá rẻ hơn trong thời gian thấp điểm.

Tuy nhiên việc đánh thuế lên khách du lịch cũng chỉ là một phương án giải quyết chứ không phải là phương án phòng ngừa, điều quan trọng hơn cả là ý thức của khách du lịch. Làm cách nào để nâng cao ý thức, kiến thức và nhận thức của khách du lịch, để họ trở thành những 'du khách có trách nhiệm', có thể là một giải pháp mà chưa ai thực sự bàn đến.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 19 December 2018 1:11pm
By Minh Phuong

Share this with family and friends