Chính phủ liên bang chịu sự thúc giục phải siết chặt visa bảo lãnh vợ chồng

Gần 50,000 người đến Úc mỗi năm với visa vợ chồng, nhiều người trong đó mới 16 tuổi, và nhiều người bảo lãnh cho bạn đời mình đến Úc trong tình trạng không có công ăn việc làm.

couple

Tổng trưởng Di trú Peter Dutton cho biết chính phủ đã siết chặt chương trình visa vợ chồng. Source: Pixabay

Nhóm người đến Úc với visa vợ chồng chiếm một phần tư tổng số lượng di dân Úc nhận vào mỗi năm. Và trong tình trạng 70,000 hồ sơ xin visa này đang chất chồng chờ giải quyết, chính phủ liên bang đã buộc phải giới hạn số lượng visa cấp hàng năm.

Tổng trưởng Di trú Peter Dutton cho biết ông sẽ tiếp tục duyệt xét lại chương trình visa vợ chồng, để ‘dập tắt sự lạm dụng’, sau khi 519 visa đã bị hủy bỏ trong vòng hai năm qua.

'Toàn bộ hệ thống đang bị lạm dụng'

Lãnh đạo của đảng One Nation, bà Pauline Hanson nói visa vợ chồng là một hình thức ‘lừa đảo’ và ‘toàn bộ hệ thống đang bị lạm dụng’.

Bà cho rằng chương trình visa vợ chồng cần bị ‘cắt bỏ lập tức’, như một phần trong chiến dịch rộng lớn nhằm hạ giảm số lượng di dân đến Úc.

Bà Hanson cũng thúc giục chính phủ ‘trám’ ‘một lỗ hổng lớn’ trong loại hình visa này bằng cách nâng độ tuổi tối thiểu để ngăn chặn hiện tượng ‘cô dâu trẻ em’ bị đưa đến Úc. Bà cũng nói bà ‘ghê tởm’ những ‘ông già gớm ghiết’ đang cố lạm dụng hệ thống.

'Một chiếc vé miễn phí để an hưởng cuộc sống'

Chuyên gia nhân khẩu học hàng đầu, Tiến sĩ Bob Birrell, đứng đầu Viện Nghiên cứu Dân số Úc, cho biết nước Úc đã vô cùng hào phóng khi không đòi hỏi cả người bảo lãnh, lẫn hôn phu / hôn thê ngoại quốc của họ phải trình bày khả năng tài chính trong quá trình nộp hồ sơ xin visa. Nhiều ngàn trường hợp đang sống bằng tiền trợ cấp xã hội.

Theo Tiến sĩ Birrell, Úc nên làm theo sự tiên phong của Anh quốc, theo đó nước này yêu cầu

  • người đứng ra bảo lãnh và vị hôn phu / hôn thê ở ngoại quốc phải ít nhất 21 tuổi
  • người bảo lãnh phải kiếm được tối thiểu 18,600 bảng Anh (tương đương $30,145 đôla Úc) nếu muốn bảo lãnh ‘một nửa’ của mình từ những quốc gia không thuộc châu Âu.
“Cả người được bảo lãnh lẫn người đứng ra bảo lãnh không đóng góp gì vào chi phí của những cơ sở vật chất công mà họ sử dụng (ở Úc),” Tiến sĩ Birrell nói về tình trạng hiện tại với phóng viên .

“Nói cách khác, đó là một chiếc vé miễn phí để an hưởng phong cách sống của chúng ta, do đó, nó không ngạc nhiên khi chúng ta đang tiếp nhận một số lượng rất lớn hồ sơ xin visa này, trong đó mỗi năm có khoảng 8,000 cựu sinh viên ngoại quốc tìm được người bảo lãnh.”
Hiện tại, Úc đang cấp 47,825 visa vợ chồng mỗi năm, so với chỉ 39,931 visa được cấp trong năm 2007-08.

Mặc dù chính phủ đã , gần như cao nhất trong các nước phát triển, nhưng Bộ Di trú vẫn đang đối diện với 70,000 hồ sơ xin visa này chờ giải quyết.

Trong năm 2014-15, chỉ tính riêng tiểu bang Victoria đã đón nhận 12,316 vị hôn phu, hôn thê được bảo lãnh từ ngoại quốc, trong đó đông nhất từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Tổng trưởng Di trú Peter Dutton cho biết chính phủ đã siết chặt chương trình visa vợ chồng và họ đã "không khoan dung trước hành động gian lận visa".

“Chúng tôi đón nhận bất kỳ ý tưởng hợp lý nào có thể giúp dập tắt những hiện tượng lạm dụng visa,” ông Dutton nói.

XEM LIVE STREAM VỀ DI TRÚ với Mai Hoa và Luật sư Andie Lâm về visa bảo lãnh vợ chồng

Share
Published 28 February 2017 1:31pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends