Chín nhà hoạt động kỳ cựu ở Hồng Kông bị kết án vì cuộc biểu tình năm 2019

Các bị cáo bao gồm một số nhà vận động ủng hộ dân chủ nổi tiếng nhất thành phố, những người đã dành nhiều thập niên để vận động cho quyền phổ thông đầu phiếu.

Protestors gather during a rally at Victoria Park on 18 August 2019 in Hong Kong, China.

Pro-democracy protesters rallied on the streets of Hong Kong in 2019 against a controversial extradition bill. Source: Getty Images AsiaPac

Đây là nhóm các nhà hoạt động dân chủ mới nhất bị truy tố, sau khi  ​​ở trung tâm tài chính này.

Trong số đó có Martin Lee, một luật sư 82 tuổi, người từng được Bắc Kinh chọn để tham gia soạn thảo hiến pháp cho Hồng Kông, và Margaret Ng, một luật sư 73 tuổi và cựu nghị sĩ đối lập.

Ông trùm truyền thông Jimmy Lai, hiện đang bị giam giữ sau khi bị bắt theo luật an ninh quốc gia mới, và Leung Kwok-hung, một chính trị gia đối lập được biết đến với biệt danh “Longhair”, cũng bị kết án.

Những người khác là thành viên hàng đầu của Mặt trận Nhân quyền Dân sự (CHRF), nhóm đứng sau một loạt các cuộc biểu tình lớn trong suốt năm 2019.

Bảy người đã bị Tòa án quận Hồng Kông hôm thứ Năm kết tội tổ chức và cố ý tham gia một cuộc tụ họp trái phép.

Hai người khác trước đó đã nhận tội, và hiện phải đối mặt với án tù 5 năm.
Former lawmaker and barrister Martin Lee (C) arrives at West Kowloon Court in Hong Kong on 1 April 2021 before the verdict is handed down.
Former lawmaker and barrister Martin Lee (C) arrives at West Kowloon Court in Hong Kong on 1 April 2021 before the verdict is handed down. Source: AFP
Cuộc biểu tình trái phép ngày 18/8/2019 là một trong những sự kiện lớn nhất ở Hồng Kông vào năm đó, khi người dân xuống đường trong bảy tháng liên tiếp kêu gọi dân chủ và trách nhiệm giải trình của cảnh sát.

Các nhà tổ chức cho biết có 1.7 triệu người, tức gần 1/4 dân số Hồng Kông, đã tham gia tuần hành.

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông chỉ có thể tiến hành khi có sự cho phép của chính quyền, điều mà các nhóm nhân quyền từ lâu đã chỉ trích.

Trong phiên toà gây tranh cãi, các công tố viên cáo buộc nhóm người này đã bất chấp chỉ dẫn của cảnh sát vào ngày hôm đó và khuyến khích đám đông tuần hành khắp hòn đảo chính của Hồng Kông, khiến giao thông bị gián đoạn.

Luật sư người Anh David Perry, được chính phủ Hồng Kông thuê làm công tố viên chính, đã từ chức sau những lời chỉ trích gay gắt từ chính phủ và các cơ quan luật pháp Anh.
Protestors gather during a rally at Victoria Park on 18 August 2019 in Hong Kong, China.
Protestors gather during a rally at Victoria Park on 18 August 2019 in Hong Kong, China. Source: Getty Images
Phong trào dân chủ tại Hồng Kông cuối cùng đã chấm dứt sau khoảng 10,000 vụ bắt giữ và sự bùng phát của đại dịch coronavirus.

Nhà cầm quyền sau đó đã mở một cuộc đàn áp rộng rãi và Bắc Kinh đã áp đặt một luật an ninh mới nhằm xử lý giới bất đồng chính kiến.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hồng Kông cho rằng luật này là cần thiết để khôi phục sự ổn định cho trung tâm tài chính này.

Thế nhưng phe chỉ trích nói rằng Bắc Kinh đã cắt đứt các quyền tự do và tự chủ mà họ đã hứa duy trì tại Hồng Kông sau khi tiếp quản thành phố này từ Anh quốc.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 1 April 2021 11:14pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends