Cẩn thận với những trò lừa đảo mùa dịch coronavirus

Uỷ ban Giám sát Cạnh tranh và Người tiêu thụ Úc ACCC khuyến cáo người dân nên cẩn thận trước những tin nhắn mạo danh Chính phủ Úc, những trang bán hàng giả mạo, hay thậm chí những email lừa đảo quyên góp tiền bạc cho Tổ chức Y tế Thế giới.

An advertising board showing a government notice about coronavirus in Sydney, Monday, March 16, 2020. (AAP Image/James Gourley) NO ARCHIVING

An advertising board showing a government notice about coronavirus in Sydney, Monday, March 16, 2020 Source: AAP

Highlights
  • ACCC khuyên người dân Úc nên cẩn thận trước những trò lừa đảo liên quan đến coronavirus
  • Những kẻ lừa đảo có thể sử dụng email, tin nhắn hoặc những trang bán hàng giả mạo
  • Một phúc trình của ACCC tiết lộ người trẻ Úc dưới 25 tuổi đã bị lừa mất hơn 5 triệu đô la trong năm 2019
Trang mạng Scamwatch của ACCC đã nhận được 45 báo cáo về  kể từ ngày 1/1/2020.

“Thật không may, những kẻ lừa đảo đã lợi dụng sự lây lan của coronavirus và đánh vào nỗi sợ của người tiêu thụ trên khắp nước Úc,” một phát ngôn nhân của ACCC nói.

“Chúng sử dụng những thủ đoạn như bán các sản phẩm giả mạo liên quan đến coronavirus, và dùng email hoặc tin nhắn mạo danh để cố gắng thu thập thông tin cá nhân.”

Trong số những trường hợp được báo cáo, một số kẻ lừa đảo đã gửi email mạo danh quyên tiền cho WHO, rao bán trên mạng những khẩu trang y tế đắt tiền, và tin nhắn giả mạo Chính phủ Úc để lấy cắp chi tiết tài khoản ngân hàng.

Một số trang mạng thậm chí còn rao bán vắc xin ngừa coronavirus.
Trong bối cảnh các siêu thị tại Úc cháy hàng, nhiều người tiêu thụ đang tìm đến những trang bán hàng online để mua những vật dụng cần thiết.

ACCC kêu gọi người dân nên cảnh giác và nói rằng cách tốt nhất để xác định một trang web lừa đảo là hãy tìm kiếm những bài đánh giá (reviews) về trang web đó.

“Hãy cẩn thận trước những trang bán hàng trực tuyến yêu cầu những cách thức thanh toán bất thường, chẳng hạn như trả tiền trước bằng money order, wire transfer, chuyển tiền quốc tế, thẻ nạp tiền sẵn, hoặc tiền điện tử như Bitcoin,” phát ngôn nhân này cho biết.

“Luôn cập nhật các tính năng bảo mật của máy tính với những phần mềm anti-virus và anti-spyware, cũng như tường lửa. Đừng mở các tập tin đính kèm, hoặc nhấn vào các đường dẫn trong email, tin nhắn điện thoại hoặc mạng xã hội mà quý vị nhận được từ người lạ - hãy xoá chúng đi.”

Hồi tuần trước, một phúc trình của ACCC tiết lộ người trẻ Úc dưới 25 tuổi đã mất hơn 5 triệu đô la vào tay những kẻ lừa đảo trong năm 2019, và những báo cáo từ nhóm tuổi này hiện tăng nhanh hơn là nhóm người cao niên.

Kể từ sáng thứ Tư, chỉ những người vừa trở về từ ngoại quốc hoặc đã tiếp xúc với một trường hợp COVID-19 đã được xác nhận và có các triệu chứng trong vòng 14 ngày được khuyên nên được kiểm tra.

Các triệu chứng của coronavirus có thể từ bệnh nhẹ đến viêm phổi, theo trang web của Chính phủ Liên bang, và có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi và khó thở.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đã nhiễm virus, hãy gọi điện thoại cho bác sĩ của bạn, đừng đến phòng khám, hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus theo số 1800 020 080.

Nếu bạn phải khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 18 March 2020 10:21pm
Updated 12 August 2022 3:19pm
By Đăng Trình, Evan Young

Share this with family and friends