Các dân tộc trên thế giới ăn mừng năm mới khác nhau như thế nào?

Trong khi các quốc gia Châu Á đang tưng bừng chào đón Tết Âm Lịch, cùng điểm lại những cách ăn mừng năm mới của các dân tộc khác trên thế giới với những nét văn hóa truyền thống khác nhau.

The New Year's Eve Fireworks on Sydney Harbour at Mrs Macquarie's Point in Sydney on Thursday, Dec. 31, 2015. (AAP Image/Mick Tsikas) NO ARCHIVING

The New Year's Eve Fireworks on Sydney Harbour Source: AAP

Mỗi năm, Tết Âm Lịch được tổ chức bởi hàng triệu người trên khắp thế giới, và là dịp lễ truyền thống đa văn hóa lớn nhất tại Úc. Dịp đặc biệt này đánh dấu một khởi đầu mới trong lịch của người Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, vốn dựa theo lịch của mặt trăng. Mỗi năm được gọi tượng trưng theo tên 12 con vật hoàng đạo của Trung Quốc, và năm 2018 này là năm của con chó. 

Tại nước Úc đa văn hóa này, năm mới được chào đón bằng nhiều cách khác nhau và vào các thời điểm khác nhau trong năm bởi sự khác biệt của các nền văn hóa.

Hy Lạp

Panos Apostolou của  đã cho biết, người Hy Lạp tổ chức mừng năm mới vào ngày 1 tháng 1, vốn là ngày của Thánh Basil Vĩ đại, vị thánh được yêu quý và kính trọng nhất trong truyền thống Hy Lạp. 

"Thánh Basil Vĩ đại đã dành tặng người nghèo tất cả những thứ mà ông có, đó là lý do vì sao mà người Hy Lạp xem ông như Santa Claus của Hy Lạp vậy," Panos giải thích. 

Truyền thống người Hy lạp xem ngày bắt đầu của năm mới là khởi đầu của sự may mắn và thành công, nên họ thường tổ chức bằng cách chơi đánh bài và ăn món "vasilopita", vốn là một loại bánh ngọt chỉ được làm dành cho đêm giao thừa. 

Một món đồ nhỏ có giá trị sẽ được nhồi vào trong bột bánh trước khi nướng. Sau đó bánh sẽ được cắt ra và chia cho mọi người trong gia đình và khách mời của họ bằng cách chia theo thứ tự từ già tới trẻ.

Ai nhận được phần bánh có chứa món quà nhỏ giấu trong đó sẽ được may mắn suốt năm.

Tây Ban Nha

'Nochevieja' (có nghĩa là 'Đêm cũ') là cách mà người Tây Ban Nha gọi đêm cuối cùng của năm 31 tháng 12. 

Để chắc chắn rằng năm mới sẽ tới với thật nhiều điều như ý, mỗi người phải ăn 12 trái nho, mỗi trái ăn theo nhịp đồng hồ gõ vào nửa đêm.
People gather to eat grapes in time to the midday strokes in Plaza del Sol square, Madrid.
People gather to eat grapes in time to the midday strokes in Plaza del Sol square, Madrid. Source: EPA/VICTOR LERENA

Hàn Quốc

Yang Joong Joo,  đã chia sẻ một câu chuyện khá thú vị: 

"Truyền thống của chúng tôi vào đêm giao thừa là chúng tôi...thức trắng đêm. Tổ tiên của chúng tôi thường hay dọa mấy đứa nhỏ là nếu chúng ngủ vào đêm hôm đó thì toàn bộ lông mày của chúng sẽ bạc hết," Yang giải thích.

Iarq

Manal Al-Ani từ ban   còn nhớ rõ cô và gia đình thường hay làm bánh và cắm một cái nến dài vào giữa bánh. 

Vào những phút cuối cùng của năm cũ, tất cả đèn trong nhà sẽ được tắt hết, cả gia đình sẽ thắp nến và ngồi đợi cho đến khi tiếng chuông đồng hồ cuối cùng được điểm, rồi họ sẽ thổi tắt nến.

Cambodia

Người Campuchia tổ chức mừng năm mới cùng thời gian với người Thái, Miến Điện, Sri Lanka vào tháng Tư trong năm. Lễ hội truyền thống này được gọi bằng những cái tên khác nhau tùy theo từng nước. Trong tiếng Khơ-me, năm mới được gọi là "Sangran". 

Người dân thức dậy rất sớm để chuẩn bị đồ ăn và đem đến chùa. 

Thức ăn sẽ được các nhà sư đem dâng lên cho tổ tiên như một biểu tượng của lòng thành. Rất nhiều hoạt động được tổ chức trong năm mới, đặc biệt là các trò chơi truyền thống, Sopharany Hay từ ban SBS Khmer đã chia sẻ.

Pháp và Canada

Audrey Bourget là người Canada gốc Pháp, hiện tại cô đang làm cho ben  .. 
Cô giải thích trong cả hai nền văn hóa Pháp và Canada, bữa ăn của ngày đầu năm mới họ phải có một món truyền thống là món  , - món này đặc biệt dành cho những ai đã uống quá nhiều rượu champagne vào tối hôm giao thừa. 

Ở những vùng nói tiếng Pháp tại Canada, một phong tục truyền thống Pháp còn được giữ tới ngày nay, đó là họ không tổ chức vào ngày 1 tháng 1 mà là vào ngày 6 tháng 1. Ngày này được biết đến là ngày lễ của quốc gia được gọi là 'The Epiphany'.

Trong ngày này họ sẽ làm một món ăn được biết đến với tên gọi 'Galette des rois'  (Galette của các vị Vua).

"Chúng tôi tự làm hoặc mua galette, vốn là một dạng bánh cho ngày Epiphany," Audrey giải thích. " Có một thứ bí mật giấu trong bánh được gọi là 'fève'.

"Ai mà tìm được nó khi ăn bánh galette sẽ được tôn làm vua hoặc hoàng hậu trong đêm đó."
Say bonjour to galette des rois.
Say bonjour to galette des rois. Source: Getty Images

Cộng hòa Macedonia

Radica Bojkovska từ ban   giải thích rằng, các Kito hữu chính thống của người Macedonia sẽ tổ chức ăn mừng năm mới vào đêm ngày 13 tháng 1, theo lịch Julian chứ không phải lịch Gregorian. 

Lịch Julian được công bố bởi Julius Caesar vào năm 46 trước Công Nguyên, vốn là sự đổi mới từ lịch La Mã. 

Lịch Gregorian - được đặt theo tên của Giáo hoàng Gregory XIII vốn được rất nhiều nước Tây Âu sử dụng từ cuối thế kỷ 16. Năm mới sẽ bắt đầu từ ngày 14 tháng 1 và được gọi là 'Vasilica' (Vassilitsa). 

"Có rất nhiều gia đình người Macedonia tổ chức ngày Vasilica bằng một bữa tiệc gia đình," Radica giải thích. "Và những người mang tên của Sveti Vasilij Velik (Thánh Basil Vĩ đại) sẽ tổ chức ăn mừng ngày này."

Vào đêm Badnik (đêm Giáng Sinh), bữa ăn của gia đình cũng có một món bánh mì với đồng xu được giấu vào trong đó. 

Bánh sẽ được chia đều cho các thành viên trong gia đình và họ tin rằng bất kì ai nhận được đồng xu sẽ có một năm thật hạnh phúc và thịnh vượng.

Sri Lanka

Vào nửa đêm ngày 1 tháng 1, người Sri lanka sẽ bắt bếp lò của họ lên để đun sôi sữa. Những người phụ nữ trong gia đình sẽ nhận trách nhiệm này. Trước khi bắt lò lên, người phụ nữ sẽ cầu nguyện 3 lần trước nồi sữa để mong những điều tốt lành sẽ đến với họ và gia đình trong năm mới. Sau đó tất cả thành viên trong nhà sẽ tập hợp lại quanh nồi sữa để xem sữa đun sôi và tràn ra khỏi nồi. 

Madhura Seneviratne của ban   giải thích rằng, việc này sẽ đem lại sự thịnh vượng cho tất cả thành viên trong gia đình. 

Một số món ăn truyền thống khác của người Sri Lanka vào ngày đầu tiên của năm mới là món Kevum (bánh dầu), Kokis, Athirsa, Mung Kevum, Aasmi và Dodol.
Kokis
Kokis Source: Pixabay/nuzree

Chi-lê

Một trong những thành viên của ban , Francesca Rizzoli, được sinh ra tại La Serena, Chi-lê. Cô giải thích rằng, để chắc chắn họ sẽ có một năm với thật nhiều chuyến du lịch và nhiều cuộc phiêu lưu, họ sẽ xách một cái vali trống không, và đi lòng vòng quanh nhà. Họ còn bận đồ lót màu vàng để cầu mong một năm thịnh vượng và tràn đầy yêu thương.

Trung Quốc

Trung Quốc sử dụng lịch Âm nên thời điểm năm mới thường diễn ra trong khoảng giữa tháng 1 và tháng 2. Họ có rất nhiều phong tục truyền thống, trong đó việc sơn cửa nhà màu đỏ là một trong những phong tục để họ cầu mong một năm may mắn. 

Họ thường tránh sử dụng dao vào ngày cuối năm, vì người Trung Quốc tin rằng nếu ngày đó mà họ cắt trúng tay là sẽ mang xui xẻo đến cho cả gia đình suốt năm đó.
談到慶祝新歲,對在澳華人來說,農曆正月初一還是首選
Chinese Lunar New Year 2014, Melbourne AU Source: AAP

Người Thổ Dân Úc

Và cuối cùng là Kirstyn Linday từ đài NITV, đã chia sẻ những suy nghĩ của ông Donald Fraser của bộ lạc cao niên Anangu từ Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara (APY) ở Nam Úc. 

"Nó giống như mình vượt qua một con sống vậy," ông giải thích. "Khi một năm mới đến, chúng ta nên rũ bỏ mọi thứ ở quá khứ, để tiếp tục tiến về phía trước."

"Giống như khi bơi ở một dòng sông, chúng ta sẽ bơi đến một năm mới tốt đẹp hơn, tạo nên một năm tốt đẹp cho tất cả mọi người, dù trắng hay đen."

"Và chúng ta bơi sang dòng sống để hướng về một đất nước tốt đẹp hơn."

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 16 February 2018 6:08pm
Updated 12 August 2022 3:48pm
By Francesca Valdinoci, Minh Phuong

Share this with family and friends