Bạn có đang bị nghiện smartphone?

Khi ai đó dành quá nhiều thời gian để chơi game, lướt mạng xã hội hay nhắn tin trên điện thoại di động, chúng ta thường cho rằng họ bị “nghiện”. Thế nhưng điều đó có đúng không?

smartphone

Obsessively checking our smartphone apps may look like addiction but, for most people, it is reinforced behaviour that could be broken. Source: Getty Images

Hiện nay sở hữu điện thoại thông minh, và trung bình mỗi người .

Thoạt nhìn thì việc kiểm tra điện thoại thường xuyên có vẻ giống như là một chứng nghiện, thế nhưng với nhiều người thì đó chỉ là một thói quen mà họ có thể thay đổi.

Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ người dùng điện thoại di động quả thật đang có hành vi nghiện đối với các tính năng như đánh bạc trực tuyến, xem phim khiêu dâm, chơi game và mạng xã hội. Nói cách khác, bạn không thể “nghiện” một thiết bị, nhưng bạn có thể mắc hành vi nghiện các tính năng của điện thoại di động.

Nghiện là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa nghiện là một trạng thái phụ thuộc vào một chất kích thích, chẳng hạn như ma túy, thuốc kê toa, thuốc lá hoặc rượu. Một người trở nên nghiện khi thể chất và tinh thần của họ phụ thuộc vào một loại chất nào đó.

, chẳng hạn như cờ bạc hoặc nghiện sex, có thể gây tổn hại về tâm lý, cũng như các vấn đề trong quan hệ với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.

Cho đến nay, việc sử dụng điện thoại thông minh vẫn chưa dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng tinh thần nghiêm trọng. Vì thế, chúng ta vẫn chưa được xem là “nghiện” điện thoại, như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Thay vì nghiện, người dùng điện thoại thông minh thường mắc chứng ám ảnh (obsessive behaviour). Họ thường xuyên kiểm tra điện thoại, tìm kiếm các cơ hội “tưởng thưởng” thông qua việc phóng thích chất dopamine, hoặc giết thời gian trong lúc đang di chuyển bằng phương tiện công cộng.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu vẫn chưa loại trừ khả năng nghiện smartphone ở một số người có nguy cơ mắc hành vi nghiện cao (behaviour addiction). Những người này có thể bị thay đổi tâm tính sau một thời gian, chẳng hạn như cảm thấy lo lắng hay gắt gỏng mỗi khi không thể sử dụng điện thoại di động.

Người tiêu thụ tại Mỹ trung bình để nhắn tin, sử dụng mạng xã hội, tìm kiếm thông tin trực tuyến, gọi điện; và một nửa thời gian đó là dành cho mạng xã hội.

Mạng xã hội tưởng thưởng người dùng bằng nút Like các emoji và sự tương tác với một nhóm khán giả lớn hơn. Càng nhiều người hồi đáp lại bài đăng, chúng ta càng cảm thấy vui vẻ vì người khác công nhận suy nghĩ hoặc sở thích của mình. Điều này dẫn đến nồng độ dopamine tăng cao, đem lại sự thoải mái và giải tỏa căng thẳng.

Nếu bạn luôn truy cập các phương tiện truyền thông xã hội, hãy tự hỏi bản thân rằng: Tôi đạt được điều gì từ việc đăng bài và bình luận trên mạng? Liệu tôi có thể đạt được cảm giác tương tự khi tiếp xúc với người khác ngoài đời thực hay không?

Với một số người thì việc giao tiếp trên mạng khiến cho cuộc sống ngoài đời của họ phong phú hơn, trong khi một số người khác lại không nhận ra rằng, hầu hết thời gian của họ đều được dành cho thế giới trực tuyến.

Đã đến lúc đặt điện thoại xuống?

Nhiều người bị ám ảnh hoặc say mê với các tính năng của điện thoại thông minh. Nhưng theo thời gian, sự hứng thú sẽ nguội dần, và chiếc điện thoại sẽ trở lại là một công cụ mà chúng ta chỉ sử dụng khi cần thiết, cũng giống như máy tính vậy.

Vì thế, chúng ta cần phải giáo dục trẻ em về những vấn đề khi sử dụng internet, và giúp các em hiểu rằng việc lạm dụng điện thoại là rất phí thời gian, và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của mình. Điều này có thể được thực hiện khi các em còn nhỏ, và củng cố trong suốt các giai đoạn phát triển.

Đối với người trưởng thành, sau đây là một vài bí quyết nhằm giảm bớt việc sử dụng điện thoại di động:

  1. Xóa bớt các ứng dụng trên điện thoại của bạn – chỉ giữ lại những ứng dụng mà bạn thật sự cần và không nhằm để giết thời gian. Màn hình điện thoại càng có ít ứng dụng thì càng tốt.
  2. Tắt thông báo trong mục Cài đặt. Bạn chỉ nên để thông báo đối với những sự kiện có ý nghĩa, nhằm cải thiện sức khỏe và hiệu năng trong giờ làm việc.
  3. Khi sạc điện thoại vào buổi tối, đừng để điện thoại sát bên giường ngủ. Khi thức dậy, thay vì nghĩ về mạng xã hội hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, hãy nghĩ về kế hoạch trong ngày của bạn.
  4. Hãy ý thức mỗi khi bạn với tay lấy điện thoại trong ngày, đặc biệt khi buồn chán – hãy thử các bài tập thở trong chánh niệm để thư giãn và thả lỏng tâm trí.
  5. Nếu bạn thực sự muốn giảm bớt thời gian kiểm tra điện thoại, hãy quan sát thói quen sử dụng mạng xã hội của mình, và nếu cần thiết, hãy xóa bớt các ứng dụng mạng xã hội.
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 28 February 2018 5:14pm
Updated 12 August 2022 3:48pm
By Andrew Campbell, Đăng Trình
Source: The Conversation


Share this with family and friends