10 tỷ phú tăng gấp đôi tài sản trong đại dịch COVID-19

Trong khi 99% dân số thế giới đang nghèo đi vì đại dịch và 160 triệu người đang bị đẩy đến tình cảnh nghèo khổ, đã đến lúc nên đánh thuế các tỷ phú để chia cho người nghèo?

Amazon founder Jeff Bezos

Oxfam said the increase in Jeff Bezos’ fortune alone during the pandemic could pay for everyone on earth to be safely vaccinated. Source: STRMX

Trong khi thế giới đang phải vật lộn với đại dịch, phong toả, gián đoạn chuỗi cung ứng, kinh tế trồi sụt, 99% dân số đang nghèo đi, thì “các tỷ phú lại có một đại dịch không thể tuyệt vời hơn”, theo phúc trình của Oxfam có viết.

Phúc trình của tổ chức từ thiện này cho thấy, mười nhân vật giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi tài sản kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, lên đến 1.900 tỷ đô la kể từ thời điểm bắt đầu đại dịch.

Điều này cũng áp dụng cho cả ở Úc, với tài sản của 47 tỷ phú trong nước Úc cũng tăng gấp đôi, tăng thêm tổng cộng $205 triệu đô la mỗi ngày.

Phúc trình Inequality Kills của tổ chức Oxfam được phát hành trùng hợp với thời điểm diễn ra cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế thế giới, thường được tổ chức tại Davos, Thuỵ Sĩ, nhưng năm nay sẽ được tổ chức trực tuyến do biến chủng Omicron lây lan.

Phúc trình cũng nhấn mạnh rằng sự bất bình đẳng đang xảy ra ở một mức độ chưa từng có tiền lệ, do COVID-19 đã làm tăng hố ngăn cách giữa “người có và người không có”.

Danh sách 10 nhân vật này bao gồm Jeff Bezos của Amazon, đồng sáng lập Tesla Elon Musk, Bernard Arnualt và gia đình, Bill Gates, Mark Zuckerberg, nhà đầu tư Warren Buffet, nhà sáng lập Oracle Larry Ellison, đồng sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin, và Mukesh Ambani.

Ngoài ra phúc trình còn cho hay có 20 tỷ phú mới xuất hiện tại châu Á trong đại dịch.
Trái ngược với sự thành công giàu có, Oxfam cho biết có hơn 160 triệu người trên thế giới chuẩn bị rơi vào tình cảnh nghèo khổ do đại dịch.

“Các ngân hàng trung ương đã bơm hàng nghìn tỷ đô la vào các thị trường tiền tệ để cứu nền kinh tế, nhưng hầu hết đã rơi vào đầy túi các tỷ phú đang tận dụng một thị trường chứng khoán bùng nổ,” bà Lyn Morgan, giám đốc điều hành Oxfam Australia, nói.

“Có rất nhiều cá nhân đã tận dụng được lợi thế nhờ vào kết quả của thị trường chứng khoán.”

Bà Cassandra Goldie, CEO của Hội đồng Dịch vụ Xã hội Úc, trả lời SBS News rằng những người nghèo nhất là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch.

Bà nói thêm: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đều sốc nhưng không ngạc nhiên, và điều dễ thấy là nước Úc đã làm rất tốt trong 20 – 30 năm qua, chúng ta đều biết thu nhập bình quân hộ gia đình đều tăng khoảng 45%.

“Nhưng chúng ta cũng biết những người thu nhập thấp đã bị bỏ lại đằng sau rất xa, thí dụ như trong hệ thống an sinh xã hội, những người nhận tài trợ thất nghiệp JobSeeker chỉ được nhận $45 mỗi ngày.”
Tesla and SpaceX Elon CEO Elon Musk
Tesla and SpaceX Elon CEO Elon Musk is one of the world's 10 richest people. Source: Reuters Images Europe/Pool
Oxfam đang thúc giục các chính phủ xem xét việc đánh thuế một lần đối với khoản thu nhập có được từ đại dịch, tổ chức này gọi sự bất bình đẳng là một hình thức “bạo lực kinh tế”.

Phúc trình có ghi: “Chỉ riêng khoản tăng tài sản của riêng Jeff Bezos trong đại dịch có thể trả cho mỗi người trên trái đất này được tiêm chủng một cách an toàn.”

Bà Morgan nói rằng chính phủ Úc cũng đến lúc nên nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc.

“Chính phủ Úc phải có hành động để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Chúng tôi đã tính rằng khoản thuế $30 tỷ mỗi năm từ thu nhập tỷ phú sẽ đem lại tác động rất lớn.

“Những cá nhân đó không thể nào tiêu hết số tiền đó cả đời nếu họ muốn, nhưng đây chính xác là tình huống mà các chính phủ cần thu hồi những nguồn tiền đó đưa vào túi tiền công.”

Tổ chức này ủng hộ việc chăm sóc sức khoẻ toàn cầu miễn phí, bảo vệ thu nhập toàn cầu, cấp ngân sách cho việc thích nghi với biến đổi khí hậu và đầu tư để giúp tăng cường quyền phụ nữ.


Share
Published 17 January 2022 10:17pm
Updated 18 January 2022 9:24am
By Hương Lan

Share this with family and friends