10 nghề nghiệp mà 30 năm trước không hề tồn tại

Cùng với sự phát triển của công nghệ, nếp sống con người cũng thay đổi và nhiều nghề nghiệp mới ra đời.

working with technology

Many facets of business have changed over the last 30 years. Source: Pixabay

Có những nghề mà 30 năm trước nghe cái tên thôi sẽ không ai hiểu đó là nghề gì, nhưng giờ đây lại trở nên vô cùng phổ biến trong giới trẻ.

Sự năng động, sớm tiếp thu cái mới và dễ dàng thích nghi với những đòi hỏi của thị trường lao động, đã khiến các bạn trẻ tìm đến những nghề nghe rất lạ tai như chuyên viên SEO hoặc giảng viên dạy múa zumba.

Mời quý vị cùng tìm hiểu 10 nghề nghiệp với tuổi đời còn rất non trẻ, do trang mạng Living Business tổng hợp!

1. Giảng viên Zumba (Zumba Instructor)

Ra đời từ thập niên 90, nhưng bộ môn zumba chỉ mới trở nên phổ biến trong những năm gần đây như một phương pháp giảm cân thú vị. Zumba kết hợp các bài tập cardio (tim mạch) đốt cháy năng lượng cao cùng những nhịp điệu và âm nhạc Latin sống động, tạo hứng khởi cho người học.

2. Trợ lý trực tuyến (Virtual Assistant)

Ngày nay, làm việc tại nhà đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Và những người trợ lý trực tuyến sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp tiết kiệm được tiền thuê nhân viên toàn thời gian, mà vẫn hoàn thành được công việc cần thiết.

3. Chuyên viên SEO (SEO Specialist)

SEO viết tắt của Search Engine Optimisation, tức tối ưu hoá website của khách hàng để giúp nó dễ được tìm ra trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Các chuyên viên SEO sẽ kết hợp giữa từ khoá, nội dung và chiến dịch quảng cáo để tăng lượng truy cập cho trang web của khách hàng.

4. Chuyên viên dinh dưỡng (Nutritionist)

Các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu về lĩnh vực dinh dưỡng và thực phẩm, đồng thời tư vấn cho khách hàng về lối sống và thực đơn ăn uống lành mạnh, nhằm hướng đến một mục tiêu sức khỏe cụ thể.

5. Kỹ sư năng lượng gió (Wind Farm Engineer)

Năng lượng gió đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong ngành kỹ nghệ năng lượng toàn cầu. Ngành kỹ sư năng lượng gió là một ngành kỹ thuật phức tạp, nhưng đem lại nhiều cơ hội, đặc biệt là ở những nước phát triển.

6. Kỹ sư phát triển phần mềm (App Developer)

Các phần mềm điện thoại, máy tính bảng và máy tính cá nhân đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong năm 2015, Apple thu về 20 tỷ Mỹ kim doanh thu từ App Store. Ngành kỹ sư phần mềm vì thế có rất nhiều cơ hội phát triển.

7. Chuyên viên phân tích web (Web Analyst)

Bởi các trang mạng không hề tồn tại trước năm 1991, nên nghề web analyst là một nghề khác mới mẻ. Nhiệm vụ của web analyst là phân tích dữ liệu website nhằm cải thiện hiệu năng và sửa lỗi kỹ thuật (bug), từ đó giúp phát triển doanh nghiệp.

8. Người viết blog (Blogger)

Một blogger chuyên nghiệp phải có một chiến lược và mục đích phát triển rõ ràng. Họ phải xác định được mục đích làm blog của mình là gì, mình sẽ phát triển như thế nào, và cuối cùng là mình mong muốn blog mang lại cho mình cái gì (danh tiếng, hợp đồng quảng cáo, doanh thu bán sách...).

9. Chuyên viên tư vấn di truyền (Genetic Counselor)

Tư vấn di truyền là tư vấn cho người bệnh về bản chất, rủi ro, tiên lượng sự phát triển của bệnh, khả năng di truyền cho đời sau… liên quan đến các bệnh di truyền. Từ đó đưa ra các lời khuyên hữu ích để giúp họ có một kế hoạch thích hợp nhất.

10. Quản lý truyền thông xã hội (Social Media Manager)

Nhiệm vụ của social media manager là thiết kế một chiến lược phương tiện truyền thông xã hội phù hợp với bản sắc thương hiệu, khách hàng mục tiêu của công ty và các đối tác, đồng thời nâng cao số lượng người theo dõi và phát triển các kênh truyền thông nhằm tăng cường sự tham gia.

Share
Published 28 December 2016 4:16pm
Updated 29 December 2016 11:45pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends