10 điều lưu ý có thể cứu mạng quý vị trong tình huống xấu

Khi đặt vào trường hợp cụ thể, 10 điều lưu ý nhỏ nhặt này có khi lại là điều cứu mạng quý vị. Giả dụ như "quy tắc 3 con số"của cơ thể người, không sống nổi nếu thiếu không khí 3 phút, thiếu nước 3 ngày, thiếu thức ăn 3 tuần, và còn điều gì nữa?

Be smart

Source: Pixabay

Não của chúng ta không thể xử lý cùng một lúc việc vừa đi vừa xem điện thoại

Sẽ có lúc quý vị mải mê xem một điều gì đó trên chiếc điện thoại nhỏ nhắn, xinh xắn của mình, mà quên cả việc ngước nhìn lên xem thế giới rộng lớn ra sao, hoặc chỉ đơn giản là ngước nhìn xem mình đi tới đâu rồi.

Việc quý vị nghĩ là mình có thể làm nhiều thứ cùng lúc hay ‘multitasking’, đặc biệt là phụ nữ luôn tin mình có ‘siêu năng lực’ đó, không phải là lời biện hộ cho việc vừa đi đường vừa dán mắt vào điện thoại.
'Fires near me' was the top searched item on Google in Australia in 2019
walking with mobile phone Source: Google Images
Việc đi và dùng điện thoại đều cần rất nhiều sự tập trung của não bộ. Mặc dù không ít quý vị đã từng làm như vậy và cho đó là bình thường, nhưng khi não bận tập trung vào màn hình, sẽ có một điểm mù xuất hiện trong khả năng phản ứng nhanh của quý vị.

Cuối cùng thì thứ trong điện thoại thú vị hơn hay giữ lấy mạng sống mình quan trọng hơn? Đó là chưa kể quý vị có thể va phải người đi đường, gây nên nhiều rắc rối ngoài ý muốn.

Vậy tại sao không tạm bỏ điện thoại vào túi, tập trung đi đường, và chỉ xem điện thoại khi dừng, hoặc ngồi lại đâu đó?

Đừng vội vàng bật áo phao cứu hộ khi chưa ra khỏi máy bay, dĩ nhiên là trong trường hợp gặp tai nạn

Chẳng ai muốn điều này xảy ra, nhưng cũng không ai có thể nói trước được. Thế nên việc trang bị kiến thức cơ bản nhất trong trường hợp khẩn cấp, có thể cứu mạng sống của quý vị, và cứu cả người khác nữa.

Khi máy bay gặp tai nạn và phải đáp khẩn cấp, đặc biệt là khi đáp trên nước, giữa biển, quý vị có thể sẽ quá lo lắng mà bật áo phao cho phồng lên trước khi ra khỏi khoan máy bay. Hành động này sẽ làm cản trở quý vị và những người khác trong quá trình di chuyển ra khỏi khoan, thậm chí là có thể làm nguy hại đến tính mạng nếu quý vị kẹt lại. Hãy bình tĩnh và xử lý thông minh.

Khi mắc vật thể lạ trong cổ họng mà không có ai bên cạnh để giải cứu, quý vị vẫn có thể tự cứu mình

Thao tác tạo lực đẩy trên lồng ngực để thúc cho vật lạ bật ra khỏi cổ họng được gọi là “Heimlich manoeuvre”. Quý vị thường nghĩ để làm được điều này thì cần phải có người khác giúp, nhưng trong trường hợp không có ai, quý vị vẫn có thể tự cứu bản thân.
Perform the Heimlich maneuver on yourself
Source: Naman Mitruka
Cách làm cụ thể bao gồm 2 bước:

  1. Tay nào mạnh hơn thì quý vị nắm lại và đặt bên dưới lồng xương sườn,  ngay phía trên rốn, tay còn lại đặt lên nắm tay kia.
  2. Thao tác tay đẩy từ dưới lên vùng cơ hoành (tức là phần trên của dạ dày) thật mạnh và lặp lại nhiều lần cho đến khi vật thể bị mắc trong cổ họng văng ra ngoài.

Quy tắc “3 con số” của cơ thể người

Kĩ năng sống còn rất quan trọng, trong đó những kiến thức cơ bản về khả năng chịu đựng của cơ thể chúng ta là một phần không thể thiếu.

Quý vị nên ghi nhớ quy tắc “3 con số”, thông thường con người không thể sống quá: 3 phút nếu không có không khí, quá 3 giờ nếu không có nơi trú trong tình trạng nguy kịch, 3 ngày nếu không có nước và 3 tuần nếu không có thức ăn.

Khi dầu ăn trong chảo bắt lửa

Cooking oil catches fire
Source: Google Images


Cách tốt nhất là bật tắt bếp ngay và dùng nắp đậy chảo hay nồi lại.

Quý vị đã có lúc muốn thử cách làm của các đầu bếp nổi tiếng, để cho lửa phừng trên chảo một cách điêu luyện. Nhưng không phải ai cũng thành công trong việc đó. Thường khi chảo bắt lửa to, quý vị sẽ luống cuống dập lửa bằng cách tạt nước. Nhưng hành động đó chỉ làm cho lửa càng thêm lớn.

Cách tốt nhất là tắt bếp và dùng nắp đậy lại ngay.

Khi bị đâm bằng dao hay vật nhọn

Tuyệt đối không được rút dao hoặc vật nhọn đó ra khỏi cơ thể, mà phải tìm cách để che vết thương và cầm máu cho đến khi vào bệnh viện và được cấp cứu.

Nếu quý vị rút vật nhọn ra sẽ làm cho máu chảy ra nhanh và nhiều hơn.

Trong tai nạn hỏa hoạn, hầu hết các ca tử vong vì ngạt khói chứ không vì bị phỏng

Trong trường hợp gặp hỏa hoạn, nếu quý vị không thể tìm ra khăn thấm nước để trùm đầu lại và tìm đường thoát, thì cách tốt nhất là bò trên sàn nhà, càng thấp càng tránh được việc hít vào quá nhiều khói.

Có đôi khi vũ khí phòng thân tốt nhất chỉ là chiếc đèn pha bỏ túi

Image

Thay vì mang trong mình các loại vũ khí nhỏ để phòng thân như dao, kéo, hoặc trang bị bình xịt cay đắt tiền, thì phụ nữ chỉ cần cần theo mình một chiếc đèn pha bỏ vừa túi xách. Đèn càng sáng càng có tác dụng, đặc biệt là khi rọi thẳng vào mắt kẻ hành hung, quý vị đã có thể tranh thủ thời gian đó để bỏ chạy.

Đừng bao giờ ăn tuyết vì khát nước, trừ khi là quý vị chẳng còn cách nào khác

Cơ thể của chúng ta phải huy động một nguồn năng lượng đáng kể để chuyển đá hoặc tuyết thành nước.
Nếu quý vị chẳng rơi vào tình cảnh khốn cùng, một mình lạc giữa bão tuyết, không có nước và thức ăn, thì việc ăn tuyết cho đỡ khát không cần thiết. Nó sẽ làm quý vị thêm lạnh mà thôi.

Nhiệt truyền qua chất lỏng nhanh hơn khí

Nghe có vẻ khoa học xa vời quá, nhưng nói cho đơn giản thì giữ cho cơ thể bạn khô ráo là yếu tố đầu tiên để giữ ấm.

Sự thật này hiển nhiên tới mức ai cũng biết, nhưng không phải lúc nào cũng để ý. Khi thời tiết chuyển mùa vào đông, hoặc mùa mưa, quần áo bằng len là lựa chọn ưu tiên, vì len sẽ thẩm thấu hơi ẩm, giúp giữ cho bề mặt da khô ráo, từ đó sẽ giúp giữ nhiệt cho cơ thể.

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 15 October 2018 4:22pm
By Minh Phuong

Share this with family and friends