Cháy rừng Amazon, lá phổi của địa cầu bốc cháy!

Các nhà bảo tồn, các nhà lãnh đạo quốc tế và các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu đều lên tiếng về sự lo ngại về vụ cháy rừng nhiệt đới Amazon. Amazon được coi là rất quan trọng để kiểm soát sự thay đổi khí hậu và là nơi sinh sống của nhiều bộ lạc thổ dân. Trong lúc rừng vẫn cháy thì những cuộc tranh luận về nguyên nhân cháy và trách nhiệm của vấn đề này vẫn đang tranh cãi rộng khắp.


Quốc tế đang tỏ ra quan tâm về sự gia tăng số vụ cháy rừng đang bùng phát trong khu vực rừng nhiệt đới Amazon.

Dữ liệu vệ tinh gần đây được công bố vào tháng Bảy cho thấy cứ một phút thì có một diện tích rừng kích thước gần bằng một sân bóng đá bị xóa bởi lửa cháy rừng.

Đầu tuần này [19 Aug], thành phố Sao Paulo đã bị ám đen sau khi gió thổi khói từ đám cháy rừng cách xa hơn 2.700 km.

Liên Hợp Quốc là một trong nhiều nhóm quốc tế lên tiếng lo ngại.

Stephane Dujarric người phát ngôn của Tổng thư ký U-N, nói rằng các khu rừng rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của nhân loại.

"Chúng tôi rất quan tâm đến những đám cháy này, tôi nghĩ về thiệt hại trước mắt mà những vụ cháy gây ra, và cũng vì việc bảo tồn rừng là điều rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Cần phải hiểu rằng, không chỉ rừng Amazone mà tất cả các khu rừng đều cần thiết cho sức khỏe của toàn thế giới."

Amazon rộng 2,1 triệu mét vuông và thường được gọi là "lá phổi của hành tinh".

Đây là khu vực rất quan trọng giúp giữ cho quá trình biến đổi khí hậu còn có thể nằm trong tầm kiểm soát. Giáo sư [[ms]] Katrin Fleischer từ Đại học Kỹ thuật Munich, giải thích.

"Các khu rừng trên toàn quả địa cầu đã và đang đem lại sự sống cho chúng ta, chúng lọc bớt đi một phần lượng khí thải mà chúng ta thải ra và cho lại khí oxy trong lành, chúng đóng vai trò như lá phổi cho trái đất, và khi mà lá phổi lớn nhât của trái đât đó là rừng nhiệt đới Amazon chúng ta biến mất, thì biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều lần tốc độc mà chúng ta dự đoán hiện nay."

Có những tranh cải nổi lên về việc ai, hoặc cái gì, chịu trách nhiệm trong vụ cháy rừng này.
Các nhóm môi trường đang đổ lỗi cho tổng thống cực hữu của Brazil Jair Bolsonaro, người nhậm chức vào tháng 1.

Ông Bolsonaro, một người tự nhận là người hoài nghi về biến đổi khí hậu nói rằng ông muốn thực hiện những thay đổi lớn đối với chính sách môi trường của Brazil, bao gồm cả việc mở cửa rừng Amazon để phát triển.

Ông Bolsonaro bác bỏ những lời chỉ trích, nói rằng đó là thời điểm trong năm khi nông dân sử dụng lửa để dọn đất.
Ông cũng tỏ ra cho thấy các tổ chức phi chính phủ đang cố tình làm dấy lên những vụ lửa cháy để làm xấu chính phủ của ông vì chính phủ ông đã cắt giảm tài trợ của họ.

"Tôi có cảm tưởng rằng nó có thể được đặt ra bởi các tổ chức phi chính phủ vì họ muốn tiền. Mục đích của họ là gì ư? là để gây phức tạp cho Brazil."

Đây không phải là lần đầu tiên ông Bolsonaro hoài nghi và phản biện các bằng chứng từ các nhóm môi trường và các nhà khoa học.

Vào tháng Bảy vừa rồi, ông đã cáo buộc Bộ Khoa học Brazil nói dối và sa thải người đưng đầu của bộ khi công bố dữ liệu cho thấy nạn phá rừng ở Amazon tăng 88% so với 12 tháng trước.
Cũng có những lời chỉ trích chĩa vào Bộ trưởng môi trường của ông Bolsonaro là Ricardo Salles.

Ông Salles đã bị la ó tại một phiên họp Tuần lễ Khí hậu Mỹ Latinh và Caribbean trong tuần này.

Người Brazil bản địa đã cáo buộc ông Bolsonaro và chính phủ của ôn g ta tìm cách buộc họ ra khỏi vùng đất của họ để nhường chỗ cho những người khai thác gỗ.

Họ cũng buộc tội ông tổng thống phải chịu trách nhiệm về vụ cháy.

Marcelo Parintintin đến từ một bộ lạc nhỏ sống ở Humaita. một thành phố nhỏ ở bang Amazonas  nói rằng tác động của các đám cháy sẽ kéo dài trong nhiều năm.

"Tôi 31 tuổi và tôi nghĩ về thế hệ tương lai, con cháu chúng ta, bởi vì ngày nay chúng ta có đất đai được bảo tồn, nhưng trong 10 hoặc 15 năm nữa, chúng ta sẽ không thể sống theo cách chúng ta sống bây giờ. Chúng ta sẽ không được hít thở cùng một không khí mà chúng ta đang thở ngày hôm nay vì vậy đó là những mối quan tâm rất lớn của thế hệ hiện tại."

Tổng thống Pháp Emanuel Macron đang kêu gọi các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-7 * vào cuối tuần này tại Pháp để thảo luận về vấn đề này.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share